Món chân giò muối không những cực kỳ thơm ngon mà còn có thể trở thành một món ngon ăn "chống cháy" trong những ngày Tết bận rộn.
Để bữa cơm ngày Tết đỡ ngán, năm nào trước Tết khoảng 5 – 10 ngày mình cũng tự tay làm món chân giò muối. Món ăn này không những rất ngon khi ăn kèm với dưa hành muối, củ cải muối hoặc cuốn với bánh phở và rau sống, mà còn là một món nhậu tuyệt vời. Đề phòng trường hợp những ngày Tết bận rộn không có thời gian chế biến nhiều món ăn thì ngay từ bây giờ các mẹ hãy bắt tay vào làm món chân giò muối, đây sẽ hứa hẹn là một món chống cháy cực kỳ ngon và lạ miệng.
Để làm được món này thì mình cần mua các nguyên liệu như: chân giò, tiêu sọ, dấm, chanh, ớt, toàn là những nguyên liệu dễ kiếm mà các mẹ có thể dễ dàng gặp ở bất cứ chợ nào. Có nhiều mẹ thường ngâm bằng thịt chân giò đã cắt miếng, tuy nhiên mình lại thích mua cả cái chân heo về rút xương ra rồi mới ngâm. Nếu mẹ nào cũng có chung sở thích giống mình thì phải dặn trước người bán hàng để hôm sau họ để phần nguyên cho cái chân giò chưa bị lọc.
Theo cảm nhận của riêng mình thì dùng chân giò sau để ngâm sẽ ngon hơn chân giò trước. Nếu mua nguyên phần chân gồm cả bắp, cả phần móng giò thì các mẹ sẽ chỉ phải trả từ 80.000 – 85.000 đ/kg thôi. Vì ta chỉ dùng phần bắp trên để ngâm nên mẹ nào không muốn ăn phần chân dưới (móng giò) thì có thể nhờ người bán hàng lọc giúp, nhớ là phải lọc sao cho miếng thịt không bị rách, mà tốt nhất là vẫn giữ nguyên được vòng tròn để khi ngâm đảm bảo về mặt mỹ quan. Thịt chân giò rút xương có giá 105.000 – 110.000 đ/kg.
Thịt sau khi đã được lọc khỏi xương mình đem rửa sạch, lấy dây lạt hoặc chỉ dai bó quanh miếng thịt thật chặt theo hình tròn từ trên xuống dưới. Sau đó mình đem chiên qua bó chân giò ấy cho phần da bao quanh có màu hơi vàng đẹp mắt rồi đem luộc tiếp trong nước sôi có pha chút hạt nêm. Giai đoạn luộc này nếu mẹ nào cẩn thận có thể luộc kỹ, còn mình thì chỉ luộc sơ qua sao cho phần thịt nạc vẫn còn màu đỏ lòng đào để sau khi ngâm miếng thịt được thái và bày ra đĩa có màu sắc tươi tắn, đẹp mắt.
Công thức nước dùng để ngâm chân giò của mình như sau: 1 bát nước chanh, 1/2 bát dấm, 2/3 bát nước mắm ngon, 1 bát đường, tiêu sọ đập dập, ớt tươi cắt lát trộn lẫn với nhau. Nếu hỗn hợp trên chưa đủ để làm ngập chân giò thì các mẹ tiếp tục pha thêm hỗn hợp nước chua ngọt vừa phải (giống nước chấm nem) và đổ thêm vào đến khi ngập bó thịt chân giò là được. Mình thường lấy thêm đĩa sứ đậy lên trên để nén cho chân giò chìm và ngập nước. Mình để hộp chân giò ngâm bên ngoài nhiệt độ bình thường khoảng nửa ngày, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và cứ để thế khoảng 3 - 5 ngày là bắt đầu ăn được.
Khi ăn các mẹ chỉ việc vớt ra, thái mỏng bày ra đĩa, trình bày thêm chút rau thơm, cà rốt tỉa hoa cho đẹp mắt. Món này có thể dùng làm thức ăn mặn, ăn kèm dưa hành muối, dưa chua muối, cuộn với bánh tráng và rau thơm hoặc làm “mồi” cho ông xã nhậu tiếp khách trong những ngày đầu năm đều ngon tuyệt.
Theo Eva
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Món ngon ngày tết : Canh măng hầm móng giò
Ngày Tết thật không thể thiếu món canh măng khô nấu với móng giò thơm ngon. Lên danh sách các món ngon để chuẩn bị cho Tết nguyên đán thôi mọi người ơi ^^!.
Canh măng khô nấu với móng giò hay với sườn là một trong những món ăn cổ truyền của người Việt ít khi vắng "mặt" trong mâm cỗ ngày Tết.
Nguyên liệu:
- Măng khô: 150 g
- 1 chân giò heo
- Nấm hương
- Hành hoa, tiêu, gia vị
Cách làm:
Bước 1: Măng khô cho vào nồi luộc sơ tới khi nước luộc trong và măng mềm.
Bước 2: Nhặt bỏ phần già rồi tước nhỏ rửa sạch với nước.
Bước 3: Chân giò làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
Bước 4: Luộc sơ chân giò để nước nấu sẽ trong, không bị đục sau đó vớt ra xả nước lạnh.
Bước 5: Phi thơm hành khô rồi cho măng, nấm hương vào xào. Nêm 1 thìa bột nêm rồi cho măng, nấm ra đĩa.
Bước 6: Xào sơ qua chân giò nêm chút bột nêm để chân giò ngấm gia vị.
Bước 7: Cho chân giò vào nồi thêm nước đủ ăn. Nấu chừng 30 phút với lửa nhỏ để chân giò chín mềm.
Bước 8: Khi thấy chân giò mềm cho măng nấm vào đun thêm 5-7 phút. Cho hành hoa, mùi tàu vào, nêm mì chính tắt bếp chút canh ra bát tô.
Ngày tết canh măng khô móng giò luôn là món ăn được nhiều người ưa thích.
Tết này bạn nhớ làm canh măng khô móng giò ăn cùng dưa hành nhé!
Chúc các bạn thành công!
Hương Quý(Eva)
Canh măng khô nấu với móng giò hay với sườn là một trong những món ăn cổ truyền của người Việt ít khi vắng "mặt" trong mâm cỗ ngày Tết.
Nguyên liệu:
- Măng khô: 150 g
- 1 chân giò heo
- Nấm hương
- Hành hoa, tiêu, gia vị
Cách làm:
Bước 1: Măng khô cho vào nồi luộc sơ tới khi nước luộc trong và măng mềm.
Bước 2: Nhặt bỏ phần già rồi tước nhỏ rửa sạch với nước.
Bước 3: Chân giò làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
Bước 4: Luộc sơ chân giò để nước nấu sẽ trong, không bị đục sau đó vớt ra xả nước lạnh.
Bước 5: Phi thơm hành khô rồi cho măng, nấm hương vào xào. Nêm 1 thìa bột nêm rồi cho măng, nấm ra đĩa.
Bước 6: Xào sơ qua chân giò nêm chút bột nêm để chân giò ngấm gia vị.
Bước 7: Cho chân giò vào nồi thêm nước đủ ăn. Nấu chừng 30 phút với lửa nhỏ để chân giò chín mềm.
Bước 8: Khi thấy chân giò mềm cho măng nấm vào đun thêm 5-7 phút. Cho hành hoa, mùi tàu vào, nêm mì chính tắt bếp chút canh ra bát tô.
Ngày tết canh măng khô móng giò luôn là món ăn được nhiều người ưa thích.
Tết này bạn nhớ làm canh măng khô móng giò ăn cùng dưa hành nhé!
Chúc các bạn thành công!
Hương Quý(Eva)
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Cây và nước trong phong thủy
Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh - đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn.
Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày. Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà mình. Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà... có thể đem lại màu xanh, tạo không gian thư giãn tinh tế.
Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay ta chỉ có một góc sân.
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Ða, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ.
Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày. Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà mình. Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà... có thể đem lại màu xanh, tạo không gian thư giãn tinh tế.
Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay ta chỉ có một góc sân.
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Ða, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ.
Ðối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm am nước và trồng cây lớn mà việc đặt non bộ trong nhà còn gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ.
Còn am nước trong sân vườn cần có khu đất tương đối rộng, ít nhất là 2m x 1m, sâu 0,8 - 1,2 m. Vị trí bạn chọn nên ở nơi dễ dàng ngắm cảnh từ cửa sổ, ban công, phòng khách... Những cơn mưa sẽ làm giúp bạn nhiệm vụ thay nước. Nhưng mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần bạn cũng nên rút hết nước cũ, làm sạch lòng ao và xả nước mới. Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh... Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước.
Còn am nước trong sân vườn cần có khu đất tương đối rộng, ít nhất là 2m x 1m, sâu 0,8 - 1,2 m. Vị trí bạn chọn nên ở nơi dễ dàng ngắm cảnh từ cửa sổ, ban công, phòng khách... Những cơn mưa sẽ làm giúp bạn nhiệm vụ thay nước. Nhưng mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần bạn cũng nên rút hết nước cũ, làm sạch lòng ao và xả nước mới. Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh... Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước.
Sự kết hợp giữa cây xanh và nước.
Dân gian có nói: “Thủy sinh Mộc”, cây không thể sống và phát triển tốt nếu thiếu nước. Trong bố trí cây xanh cho Dương trạch, cần phải xem cây xanh và mặt nước là hai yếu tố không thể tách rời. Chúng bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng gọi là Dương quang và hút nước từ đất (Âm thủy). Do đó nhìn cây xem mạch đất chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh.
Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh - mặt nước - công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa).
Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh - mặt nước - công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa).
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Ban ve Phong thuy
Cây xanh ngũ hành
Với trào lưu hướng ngoại cho nội thất, người ta bắt đầu mang những mảng xanh vào nhà.
Màu xanh thuộc cung cung Cấn, cung của gia đạo và sức khỏe, vì thế, bố trí cây xanh hài hòa sẽ cải thiện phong thủy cho ngôi nhà.
Màu xanh thuộc cung cung Cấn, cung của gia đạo và sức khỏe, vì thế, bố trí cây xanh hài hòa sẽ cải thiện phong thủy cho ngôi nhà.
Cây lá nhọn mang tính dương mạnh, tạo nhiệt khí sôi nổi, nên đặt trong phòng khách hoặc hội trường.
Loại cây có lá tròn đầy, bầu dục mang nhiều tính âm, thích hợp đặt chỗ yên tĩnh, tạo sự thanh bình.
Chậu cây phải đặt ở nơi có thể hứng ánh nắng mặt trời. Những cây còi cọc, héo úa sẽ làm năng lượng ứ đọng.
Cây cối đều thuộc hành Mộc, nhưng màu sắc của chúng có thể gợi đến hành khác. Cây hoa đỏ thuộc hành Hỏa, cây hoa vàng hành Thổ, hoa nhài thuộc hành Kim, còn chậu cây bằng thủy tinh có hành Thủy.
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Ban ve Phong thuy
Cây to trước nhà và cách hóa giải phong thủy
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Ban ve Phong thuy
Trồng cây hài hòa phong thủy
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Ban ve Phong thuy
Những câu hỏi thường gặp về Phong thủy
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Ban ve Phong thuy
Cây cối trong phong thủy
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
26 bí quyết về Phong thủy
Bí quyết thứ 1 – Cổng trước nhà bạn Lối vào nhà bạn hay văn phòng sẽ tạo ra nguồn năng lượng tốt. nếu bạn có thể sắp xếp cửa trước nhà bạn cân đối hài hoà và đúng hướng phong thuỷ thì chúng sẽ đem đến cho bạn sự giàu có, tình yêu và cả hạnh phúc trong cuộc sống.
Bí quyết thứ 2 – Phòng khách
Bạn nên chọn màu sắc theo đúng số tử vi của bạn và cả hướng nữa để có được sự hoà hợp toàn thể cho bạn. Hãy đặt cây khắp phòng, nhưng nên có sự cân bằng với những thứ khác. Đồ nội thất nên thoáng đãng, gọn gàng và trông dễ nhìn. Màu sơn phòng nên ấm cúng và thân thiện với khách.
Bí quyết thứ 3 – Phòng ngủ
Đây là điều rất quan trọng cho giấc ngủ của bạn để có được sự dồi dào trong sức khoẻ, hạnh phúc cũng như giàu có. Giường ngủ của bạn nên dễ chịu, thoải mái. Màu sơn của tường nên nhạt để tạo cảm giác yên bình lúc ngủ. Không khí trong lành nên được lưu chuyển suốt phòng ngủ cũng như nhà bạn.
Bí quyết thứ 4 – Phòng ăn
Phòng ăn nên là trung tâm của ngôi nhà để bảo đảm sự dư dả giàu có về năng lượng. Thức ăn là thứ quan trọng cho sức khoẻ và hạnh phúc. Hãy sử dụng bàn tròn hay oval sẽ tốt hơn việc sử dụng bàn vuông hay hình chữ nhật để tránh chia tách mọi người ra từng góc trong lúc ăn.
Bí quyết thứ 5 – Nhà bếp
Bí quyết thứ 2 – Phòng khách
Bạn nên chọn màu sắc theo đúng số tử vi của bạn và cả hướng nữa để có được sự hoà hợp toàn thể cho bạn. Hãy đặt cây khắp phòng, nhưng nên có sự cân bằng với những thứ khác. Đồ nội thất nên thoáng đãng, gọn gàng và trông dễ nhìn. Màu sơn phòng nên ấm cúng và thân thiện với khách.
Bí quyết thứ 3 – Phòng ngủ
Đây là điều rất quan trọng cho giấc ngủ của bạn để có được sự dồi dào trong sức khoẻ, hạnh phúc cũng như giàu có. Giường ngủ của bạn nên dễ chịu, thoải mái. Màu sơn của tường nên nhạt để tạo cảm giác yên bình lúc ngủ. Không khí trong lành nên được lưu chuyển suốt phòng ngủ cũng như nhà bạn.
Bí quyết thứ 4 – Phòng ăn
Phòng ăn nên là trung tâm của ngôi nhà để bảo đảm sự dư dả giàu có về năng lượng. Thức ăn là thứ quan trọng cho sức khoẻ và hạnh phúc. Hãy sử dụng bàn tròn hay oval sẽ tốt hơn việc sử dụng bàn vuông hay hình chữ nhật để tránh chia tách mọi người ra từng góc trong lúc ăn.
Bí quyết thứ 5 – Nhà bếp
Nhà bếp cũng quan trọng trong nhà bạn theo phong thủy. Thức ăn được chuẩn bị ở đây cho biết chất lượng cuộc sống và phản ánh mạnh mẽ về sức khoẻ. Người Trung Quốc tin rằng nhà bếp và chỗ đặt cái bếp được xem như sự giàu có. Nếu bạn không có đủ may mắn trong cuộc sống, điều đầu tiên bạn làm là hãy xem qua cái bếp và chỗ đặt của nó. Không được dùng màu đỏ trong nhà bếp. Cửa nhà bếp không nên đối mặt với cửa trước hay cửa sau, vì điều này nghĩa là may mắn sẽ bay đi mất.
Bí quyết thứ 6 – Phòng tắm
Màu xanh và màu lam rất tốt cho phòng tắm. Không nên dùng màu đỏ tượng trưng cho lửa vì nó sẽ kỵ với nước trong phòng tắm.
Bí quyết thứ 7 – Những vấn đề sau lưng bạn khi làm việc
Đừng ngồi quay lưng vào cửa, cũng đừng ngồi đối mặt với tường…
Bí quyết thứ 8 – Các thanh đà, dầm phía trên trần nhà
Hãy để ý đến các thanh đà dầm trong nhà bạn, chúng sẽ cản khí lưu chuyển và điều này có cảm giác tiền tài cũng như sức khỏe bị ngưng đọng.
Bí quyết thứ 9 – Những món đồ được sửa chữa và thay thế
Hãy thay thế và bỏ hết mọi thứ không còn sử dụng được nữa vì khi bạn giữ chúng trong nhà, năng lượng sẽ lưu chuyển rất chậm.
Bí quyết thứ 10 – Thú cưng của bạn
Tuy những con vật nuôi trong nhà bạn rất tốt về mặt phong thuỷ nhưng bạn hãy nên đối xử tốt với chúng, vì chúng cũng có những phản ứng tiêu cực khi không được đối xử đúng cách.
Bí quyết thứ 11 – Sạch sẽ, gọn gàng
Hãy luôn giữ nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp.
Bí quyết thứ 12 – Nước chảy
Nước là liều thuốc luyện đan của cuộc sống. Hãy đặt đài phun nước phía bên phải trên lối vào nhà, điều này sẽ làm gia tăng tiền tài và giúp ngôi nhà hoà hợp hơn.
Bí quyết thứ 13 – Màu sắc may mắn
Màu sắc rất quan trọng khi được sử dụng để cân bằng với ngũ hành: kim, mộc, thủy, hoả và thổ.
Bí quyết thứ 14 – Những món vật may mắn
Sư tử, hươu, voi, rùa, ngựa và cóc và ba vị thần Phúc, Lộc và Thọ là những biểu tượng may mắn trong nhà bạn.
Bí quyết thứ 15 – Tập trung vào hướng
Vấn đề này thật sự quan trọng đến cả cuộc sống của bạn.
Bí quyết thứ 16 – Bát quái
Có bốn hướng may mắn và bốn hướng không may mắn tùy theo từng người dựa theo số tử vi của họ. Việc thay đổi cách bố trí nội thất, dẹp bỏ các cây đã chết và những thứ gây cản trở, và đặt những biểu tượng may mắn như cây xanh tươi tốt, đài phun nước, và cả hồ cá… là giải pháp khắc chế những hướng xấu.
Bí quyết thứ 17 – Sự giàu có
Phong bì đỏ với vài đồng tiền xu hay những món đồ thuỷ tinh xanh có thể giúp tăng tiền của…
Bí quyết thứ 18 – Việc cưới hỏi
Hãy đặt những đoá hoa tươi trong nhà bạn, chúng sẽ giúp có được nhiều năng lượng hơn…
Bí quyết thứ 19 – Gia đình và Sức khoẻ
Hãy giúp phát triển môi trường khu vực nhà bạn, chúng còn quan trọng hơn việc thực hiện những nguyên tắc phong thủy để chúng ta có được môi trường sức khỏe tốt.
Bí quyết thứ 20 – Người hảo tâm và người thầy
Hãy đặt những tấm hình của những người đã giúp bạn để có được sự thành đạt trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đặt cả những bức tượng của ai đó trong nhà bạn.
Bí quyết thứ 21 – Kiến thức và Học vấn
Nếu nhà bạn đủ rộng lớn và nhiều phòng, hãy dành chỗ để làm thư viện. Ngược lại, nếu nhà bạn nhỏ hãy đặt một tủ sách vì nó giúp bạn và con bạn có được nguồn kiến thức và giáo dục tốt.
Bí quyết thứ 22 – Con cái
Phòng của con trẻ nên có màu sáng vì chúng giúp con trẻ có được sự thoải mái và vui vẻ. Điều rất quan trọng là phòng của con bạn cần được thiết kế an toàn vì con trẻ rất hiếu động.
Bí quyết thứ 23 – Danh tiếng
Phong thủy thì rất quan trọng để có được sự thành công và may mắn trong sự nghiệp và công việc kinh doanh.
Bí quyết thứ 24 – Ngũ hành
Ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hoả và thổ. Việc trang trí màu sắc cũng như thiết kế nội thất vào trong nhà bạn dựa theo ngũ hành cũng rất quan trọng để có được sự hạnh phúc và khoẻ mạnh.
Bí quyết thứ 25 – Sự đề phòng
- Gương -Kiếng: Lả phương thuốc cứu chữa hiệu quả nhưng chúng cần đặt đúng chỗ. Đừng đặt gương bát quái ở trong nhà bạn. Hãy đặt nó ngoài cửa sổ hay cửa đi ngoài nhà để tránh những mũi tên độc. Tránh đặt trong phòng ngủ. Đừng treo gương ngay chỗ mà khi bạn đi ngang qua lại thấy thiếu mất phần đầu.
- Những bó hoa héo tàn: Chúng chỉ làm cho môi trường nhà bạn xấu đi. Thay vào đó hãy chọn những bó hoa tươi.
- Nước rất có lợi nhưng cũng gây cảm giác bất lợi nếu đặt sai vị trí.
- Ánh sáng: Hãy giữ cho nhà bạn có đủ ánh sáng môi trường ban ngày cũng như ánh sáng điện vào đêm.
Bí quyết thứ 26 – Số tử vi của bạn
Đây là một khía cạnh rất quan trọng vì chúng giúp bạn chọn được màu sắc và hướng phù hợp với bạn nhất.
(Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Ban ve Phong thuy
Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013
Giản dị sườn kho trứng cút
Sườn kho trứng cút là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng ngon lạ cho cả nhà nhé! . Thêm món ngon này vào thực đơn cho gia đình yêu thương của bạn nha.
Sườn kho trứng cút rất hợp để bạn chế biến trong thời tiết lạnh giá như thế này.
Nguyên liệu:
- Sườn: 200 g (chần qua nước đun sôi cho sạch)
- Trứng cút: 10 quả (luộc chín bóc vỏ)
- Hành: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: đường, bột nêm, mì chính, mắm ngon, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Phi thơm hành tỏi với một chút dầu ăn.
Bước 2: Cho 2 thìa cà phê đường vào đảo nhanh tay để đường tan chảy và ngả màu vàng nâu.
Bước 3: Cho sườn vào đảo đều rồi thêm 2 thìa cà phê mắm ngon xóc đều sườn để sườn ngấm mắm và đun cho sườn săn lại.
Bước 4: Tiếp đến cho trứng cút vào, đun nhỏ lửa. Nêm thêm bột nêm tùy theo khẩu vị.
Bước 5: Tiếp tục đun liu riu lửa đến khi sườn chín mềm, sườn trứng ngấm gia vị, nước cạn là sườn chín.
Cho sườn ra đĩa dùng nóng với cơm trắng.
Tiết trời se lạnh ăn cơm sườn kho trứng cút còn gì ngon hơn.
Chúc bạn ngon miệng với sườn kho trứng cút!
Hương Quý(Eva)
Sườn kho trứng cút rất hợp để bạn chế biến trong thời tiết lạnh giá như thế này.
Nguyên liệu:
- Sườn: 200 g (chần qua nước đun sôi cho sạch)
- Trứng cút: 10 quả (luộc chín bóc vỏ)
- Hành: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: đường, bột nêm, mì chính, mắm ngon, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Phi thơm hành tỏi với một chút dầu ăn.
Bước 2: Cho 2 thìa cà phê đường vào đảo nhanh tay để đường tan chảy và ngả màu vàng nâu.
Bước 3: Cho sườn vào đảo đều rồi thêm 2 thìa cà phê mắm ngon xóc đều sườn để sườn ngấm mắm và đun cho sườn săn lại.
Bước 4: Tiếp đến cho trứng cút vào, đun nhỏ lửa. Nêm thêm bột nêm tùy theo khẩu vị.
Bước 5: Tiếp tục đun liu riu lửa đến khi sườn chín mềm, sườn trứng ngấm gia vị, nước cạn là sườn chín.
Cho sườn ra đĩa dùng nóng với cơm trắng.
Tiết trời se lạnh ăn cơm sườn kho trứng cút còn gì ngon hơn.
Chúc bạn ngon miệng với sườn kho trứng cút!
Hương Quý(Eva)
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013
Salad gà kiểu Indonesian cực ngon
Có thời gian bạn hãy thử làm món salad gà kiểu này đãi cả nhà nhé! Thêm món ngon này vào thực đơn cho gia đình bạn thì còn gì bằng.
Món salad gà kiểu Indonesian chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngây ngất vì hương vị thơm ngon của nó.
Nguyên liệu:
Làm salad
- 2 miếng thịt gà phi lê (350g)
- 1/3 chén lạc rang
- 400g khoai tây
- 3 củ hành
- ½ quả dưa chuột
- 1 quả dứa
- Giá đỗ
Làm xốt salad
- 5 muỗng canh bơ lạc
- 2 muỗng canh xì dầu
- ½ đến 1 muỗng cà phê dầu mè
- 1/3 quả ớt
- 1 muỗng cà phê gừng
- 4 muỗng canh dầu
- 1 quả chanh
Cách làm:
Dùng búa đập dẹt 2 miếng thịt gà phi lê. Ướp thịt gà với muối và hạt tiêu và nướng thịt gà ở nhiệt độ nhỏ, sau đó để nguội.
Khoai tây gọt vỏ, cho vào luộc với nước có chút muối cho đến khi chín.
Hành xanh thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi nhỏ. Dứa gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Khoai tây vớt ra để ráo nước rồi xắt miếng vừa ăn.
Dưa chuột thái nhỏ (như trong hình).
Thịt gà cũng được thái thành các miếng vừa ăn. Cho thịt gà, giá đỗ, cà rốt, hành xanh, dứa, dưa chuột vào bát khoai tây luộc.
Cho lạc rang (đã xát vỏ, tách đôi hạt) vào.
Dùng tay trộn đều hỗn hợp.
Làm xốt salad
1/3 quả ớt thái nhỏ.
Cho bơ lạc vào một bát. Thêm dầu ăn, 2 muỗng canh xì dầu và ớt thái nhỏ. Nếu thích ngọt bạn có thể cho thêm chút đường.
Cho thêm ½ muỗng cà phê gừng tươi nghiền nhuyễn vào.
Vắt ½ quả chanh vào rồi trộn đều tất cả.
Sau đó đổ xốt vào hỗn hợp thịt gà khoai tây.
Trang trí một ít lá rau mùi lên trên salad gà rồi thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món salad gà nhé!
Kẹo Sữa (Theo Kayotic)
Món salad gà kiểu Indonesian chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngây ngất vì hương vị thơm ngon của nó.
Nguyên liệu:
Làm salad
- 2 miếng thịt gà phi lê (350g)
- 1/3 chén lạc rang
- 400g khoai tây
- 3 củ hành
- ½ quả dưa chuột
- 1 quả dứa
- Giá đỗ
Làm xốt salad
- 5 muỗng canh bơ lạc
- 2 muỗng canh xì dầu
- ½ đến 1 muỗng cà phê dầu mè
- 1/3 quả ớt
- 1 muỗng cà phê gừng
- 4 muỗng canh dầu
- 1 quả chanh
Cách làm:
Dùng búa đập dẹt 2 miếng thịt gà phi lê. Ướp thịt gà với muối và hạt tiêu và nướng thịt gà ở nhiệt độ nhỏ, sau đó để nguội.
Khoai tây gọt vỏ, cho vào luộc với nước có chút muối cho đến khi chín.
Hành xanh thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi nhỏ. Dứa gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Khoai tây vớt ra để ráo nước rồi xắt miếng vừa ăn.
Dưa chuột thái nhỏ (như trong hình).
Thịt gà cũng được thái thành các miếng vừa ăn. Cho thịt gà, giá đỗ, cà rốt, hành xanh, dứa, dưa chuột vào bát khoai tây luộc.
Cho lạc rang (đã xát vỏ, tách đôi hạt) vào.
Dùng tay trộn đều hỗn hợp.
Làm xốt salad
1/3 quả ớt thái nhỏ.
Cho bơ lạc vào một bát. Thêm dầu ăn, 2 muỗng canh xì dầu và ớt thái nhỏ. Nếu thích ngọt bạn có thể cho thêm chút đường.
Cho thêm ½ muỗng cà phê gừng tươi nghiền nhuyễn vào.
Vắt ½ quả chanh vào rồi trộn đều tất cả.
Sau đó đổ xốt vào hỗn hợp thịt gà khoai tây.
Trang trí một ít lá rau mùi lên trên salad gà rồi thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món salad gà nhé!
Kẹo Sữa (Theo Kayotic)
Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013
Cách Làm Dưa Góp Thật Ngon Cho ngày tết
Vị chua chua, giòn giòn của món dưa góp sẽ khiến mâm cỗ ngày Tết đỡ ngán. Thêm món ngon này vào mâm cỗ ngày tết thì chuẩn luôn.
Làm dưa góp rất dễ mà lại ngon vô cùng.
Nguyên liệu:
- Cà rốt
- Su hào
- Dưa chuột
- Tỏi
- Muối, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
Bước 1: Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.
Bước 2: Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.
Bước 4: Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.
Bước 5: Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.
Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.
Dưa góp có vị giòn, chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, Tết này các bạn hãy chuẩn bị 1 lọ dưa góp thật ngon cho gia đình nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Hà Ly(Eva)
Làm dưa góp rất dễ mà lại ngon vô cùng.
Nguyên liệu:
- Cà rốt
- Su hào
- Dưa chuột
- Tỏi
- Muối, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
Bước 1: Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.
Bước 2: Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.
Bước 3: Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều. Su hào, cà rốt sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần đó đi các bạn nhé. Mục đích của việc làm này là để cho su hào và cà rốt được giòn hơn.
Bước 4: Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.
Bước 5: Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.
Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.
Dưa góp có vị giòn, chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, Tết này các bạn hãy chuẩn bị 1 lọ dưa góp thật ngon cho gia đình nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Hà Ly(Eva)
Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013
Cách Làm Mứt Gừng Đón Tết Nguyên Đán
Một chút cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi của mứt gừng khiến ai cũng phải thích thú. Chế biến món ngon này mời mọi người vào dịp tết nhé.
Món mứt gừng rất được nhiều người ưa chuộng vì thế tết này chị em hãy thử làm để đãi khách và cả nhà nhé!
Nguyên liệu:
- Gừng
- Đường
- Dấm (chanh)
Cách làm:
Bước 1: Gừng chọn củ non sẽ đỡ cay và đỡ xơ. Đem rửa sạch đất cát, cạo bỏ vỏ, rửa sạch lại lần nữa rồi thái lát thật mỏng.
Bước 2: Cho gừng vào luộc trong khoảng 5 phút, đổ bỏ nước rồi lại tiếp tục cho nước vào luộc. Lặp đi lặp lại công đoạn này khoảng 3 – 4 lần cho gừng bớt cay (khi luộc gừng lần 2 thì cho vào nồi nước một thìa ăn cơm dấm (hoặc nước cốt chanh) để gừng được trắng, lần 3 – 4 thì không cần cho dấm nữa).
Bước 3: Cứ 1 kg gừng thì dùng khoảng 500gr đường. Có thể ướp đường với gừng cho đến khi đường tan rồi cho lên bếp sên. Nếu không có thời gian thì có thể cho thẳng đường vào chảo, thêm vào tí xíu nước, đun cho đường tan thì cho gừng vào.
Bước 4: Khi nước đường sôi thì hạ lửa về mức nhỏ nhất. Thi thoảng lại dùng đũa đảo đều cho gừng thấm đường và không bị bén chảo.
Bước 5: Khi đường cạn sền sệt thì dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám thành một lớp phấn trắng bao quanh miếng gừng.
Nhìn miếng gừng trở lên khô ráo thì nhấc chảo gừng xuống, đảo tiếp trong khoảng 1 phút nữa cho miếng gừng khô hẳn. Khi gừng nguội thì cho mứt gừng vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Chúc các bạn ngon miệng với mứt gừng!
(Thùy Nguyễn)(Eva)
Món mứt gừng rất được nhiều người ưa chuộng vì thế tết này chị em hãy thử làm để đãi khách và cả nhà nhé!
Nguyên liệu:
- Gừng
- Đường
- Dấm (chanh)
Cách làm:
Bước 1: Gừng chọn củ non sẽ đỡ cay và đỡ xơ. Đem rửa sạch đất cát, cạo bỏ vỏ, rửa sạch lại lần nữa rồi thái lát thật mỏng.
Bước 2: Cho gừng vào luộc trong khoảng 5 phút, đổ bỏ nước rồi lại tiếp tục cho nước vào luộc. Lặp đi lặp lại công đoạn này khoảng 3 – 4 lần cho gừng bớt cay (khi luộc gừng lần 2 thì cho vào nồi nước một thìa ăn cơm dấm (hoặc nước cốt chanh) để gừng được trắng, lần 3 – 4 thì không cần cho dấm nữa).
Bước 3: Cứ 1 kg gừng thì dùng khoảng 500gr đường. Có thể ướp đường với gừng cho đến khi đường tan rồi cho lên bếp sên. Nếu không có thời gian thì có thể cho thẳng đường vào chảo, thêm vào tí xíu nước, đun cho đường tan thì cho gừng vào.
Bước 4: Khi nước đường sôi thì hạ lửa về mức nhỏ nhất. Thi thoảng lại dùng đũa đảo đều cho gừng thấm đường và không bị bén chảo.
Bước 5: Khi đường cạn sền sệt thì dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám thành một lớp phấn trắng bao quanh miếng gừng.
Nhìn miếng gừng trở lên khô ráo thì nhấc chảo gừng xuống, đảo tiếp trong khoảng 1 phút nữa cho miếng gừng khô hẳn. Khi gừng nguội thì cho mứt gừng vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Chúc các bạn ngon miệng với mứt gừng!
(Thùy Nguyễn)(Eva)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)