Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Bài thuốc gia truyền chữa bệnh Trĩ

Mẹo vặt sức khỏe xin chia sẻ thông tin bài thuốc gia truyền của dòng tộc, lương y Nguyễn Thị Hiền, trú tại Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi bệnh trĩ

Tìm đến nhà Lương y Nguyễn Thị Hiền từ rất sớm với hi vọng không làm ảnh hưởng tới quá trình khám chữa bệnh.Tuy nhiên, chỉ vừa đặt chân tới cổng, chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy người bệnh xếp hàng dài chờ khám.Qua trò chuyện chúng tôi được biết trong số họ có rất nhiều người đến từ các tỉnh thành xa xôi của đất nước như Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Sài Gòn… Tuy nhiên, đông nhất vẫn là những bệnh nhân đến từ Hà Nội.

Trong lúc chờ đợi được tiếp xúc với Lương y Nguyễn Thị Hiền, chúng tôi có cơ hội được nói chuyện với rất nhiều người bệnh.Họ cũng chính là người cùng làng với vị Lương y này. Qua lời kể, chân dung của vị Lương y có tài, có tâm này dần được hé lộ và khiến phóng viên chúng tôi không khỏi thán phục
Được biết, Lương y Nguyễn Thị Hiền là đời thứ 4 nối nghiệp cha ông. Lương y Hiền chính là con gái của Lương y Nguyễn Sỹ Bằng – một thầy thuốc khá nổi tiếng. Sinh ra trong một dòng họ nhiều đời làm nghề thuốc, cái tài, cái tâm chữa bệnh cứu người của Lương y Hiền cũng được nhen nhóm ngay từ nhỏ. Không dừng lại ở những kiến thức về các bài thuốc quý được ông nội và người cha truyền dạy, Lương y Hiền còn tiếp tục mày mò, học tập, trau dồi kiến thức mới lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức Đông Y. Lương y Hiền từng tốt nghiệp Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh và hiện tại đang công tác tại khoa Đông y của bệnh viện…

Ảnh minh họa: Khổ vì Trĩ
Tới gần chiều chúng tôi mới có cơ hội được tiếp xúc với Lương y Nguyễn Thị Hiền. Khi nghe chúng tôi nói lí do đến đây, Lương y Hiền vừa gói thuốc gửi đi các nơi cho bệnh nhân vừa chia sẻ với chúng tôi.

Nói về bệnh trĩ, Lương y Hiền diễn giải khá tỉ mỉ cho chúng tôi dưới góc độ khoa học.Trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn.Bệnh trĩ là hiện tượng liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn.Khi đám rối tĩnh mạch vùng phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ.Nguyên nhân chính của bệnh trĩ có thể do tất cả các yếu tố gây ra tăng áp lực ổ bụng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài, tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, béo phì, mang vác nặng, mang thai và sinh con…

Lương y cũng cho biết, người bị bệnh trĩ đa phần là do cơ địa bị nóng trong. Nếu điều trị bằng tây y chỉ giúp cho bệnh nhân dễ chịu tức thời chứ không chữa khỏi dứt điểm. Khi cắt bỏ búi trĩ thường không bảo tồn được cấu trúc, sinh lý bình thường của hậu môn, có thể gây ra các biến chứng (bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, gây biến dạng, hẹp hậu môn…). Sau phẫu thuật thường rất đau, chi phí điều trị tương đối cao, đặc biệt do uống nhiều kháng sinh sau phẫu thuật lại kết hợp điều trị theo triệu chứng, nên sau mổ bệnh dễ tái phát lại…
Chính vì am hiểu tượng tận về căn bệnh trĩ mà gia đình Lương y Hiền đã có bài thuốc gia truyền trị căn bệnh này: “Những vị thuốc của chúng tôi đều từ thời Hải Thượng Lãn Ông còn truyền lại. Ngoài ra còn có thêm một số vị thuốc mới của GS. Đỗ Tất Lợi bổ sung vào bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc dân gian có trong bài thuốc gia truyền, tôi đều phải nghiên cứu, rồi tự mình lặn lội đến khu vực của các dân tộc người Mường, người Nùng… tìm kiếm bổ sung. Nguyên lý chữa bệnh trĩ trong bài thuốc của tôi, đó là thanh nhiệt lương huyết, nhuận tràng và làm mềm phân”.

Khi PV gặng hỏi về các vị thuốc cụ thể trong bài thuốc truyền đời chữa bệnh trĩ của gia đình, lương y Hiền không ngần ngại “bật mí”: “Đối với thang thuốc uống, những vị thảo dược không thể thiếu là cây xạ vàng, xạ đen, Cây ngái, cây đơn xương, cây sài mòn, cùn gấc, rạch gấc, Trầm bồ, huyết giác, ý dĩ, cam thảo, hòe hoa, mộc hương, đại hoàng, thảo quang minh, hoàng bá, bồ công anh, đào nhân…”.Ngoài ra, còn một số vị khác, lương y Hiền bảo đó là bí quyết gia truyền không thể tiết lộ cho người ngoài.
Với bài thuốc gia truyền này, có hàng nghìn bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó, có trường hợp của bác Nguyễn Thị Hoa (Quê Quảng Bình), gần 20 năm sống chung với bệnh trĩ, cuộc sống rất khó khăn vì căn bệnh này. Nghe người ta đồn ngoài Hà Nội có Lương y trị căn bệnh này rất giỏi, không ngại đường xá xa xôi, bác Hoa lặn lội ra tận đây để chữa bệnh. Không phụ kì vọng của người bệnh, chỉ sau đợt điều trị ngắn, bác Hoa như tìm lại được niềm vui cuộc đời khi căn bệnh trĩ được chữa trị khỏi.

Lương y Nguyễn Thị Hiền khuyên bệnh nhân trĩ nên hạn chế sử dụng những đồ ăn cay nóng, chất kích thích mạnh như rượu, bia. người bệnh trĩ nên bổ sung các chất xơ, vitamin, đồ ăn tươi mát, nhuận tràng, phòng tránh táo bón và uống đủ nước, vận động mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.Hiện tại, Lương y Hiền không chỉ khám chữa bệnh tại nhà mà rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh thành trong cả nước chỉ cần điện thoại đến nhà là thuốc sẽ được chuyển đến tận nơi. Sự tận tụy này của Lương y với hi vọng mong muốn tất cả những người bệnh ở xa, có cơ hội chữa trị triệt để căn bệnh trĩ này.
Thời tiết lúc này đang mưa, chúng tôi chia tay người thầy thuốc có khuôn mặt phúc hậu, vầng trán cao, giọng nói nhẹ nhàng và rất đỗi điềm tĩnh. Một con người nhỏ bé như Lương y Hiền lại có thể làm được những điều thật lớn lao. Tất cả chúng ta hãy chúc cho lương y Hiền có một sức khỏe thật tốt để tiếp tục cống hiến tài năng giúp những bệnh nhân đặc biệt là những bệnh nhân hiểm nghèo có được một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Các bạn quan tâm muốn tư vấn, khám chữa bệnh Trĩ xin ghi nhớ địa chỉ sau:
Lương y: Nguyễn Thị Hiền
Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh – Huyện Hoài Đức – TP Hà Nội
Điện Thoại: 0906.298.985 hoặc 0967.2468.74
Tham khảo

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Cách làm Ô mai Cóc xào ngon tuyệt

Năm hết Tết đến, bên cạnh những chén trà đãi khách, thăm hỏi sức khỏe luôn là những món mứt ngọt ngào truyền thống thân quen. Trong xã hội ngày nay, ngoài ăn ngon thì chúng ta còn chú trọng tới vấn đề ăn để khỏe, các món ô mai chua cay đã được ưa chuộng hơn mỗi ngày bên cạnh những món mứt ngọt lịm.

Trong đó, món ô mai cóc xào cùng cam thảo không những sở hữu mùi vị khó cưỡng mà còn có công dụng giữ sức khỏe, tốt cho tiêu hóa, kích thích vị giác trong những ngày Tết. Đây sẽ là điểm nhấn pha trộn giữa truyền thống và sáng tạo, một món quà Tết ý nghĩa dành tặng cho gia đình và người thân.
Tham khảo cách làm ô mai cóc xào dưới đây nhé!

Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 4 người)

- 200g cóc non
- 1 củ gừng
- Vài lát cam thảo
- 100g đường
Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ và thái nhỏ gừng. Dùng kéo cắt sợi cam thảo, sau đó dùng dao băm nhỏ.
Bước 2: Rửa sạch cóc non, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn.
Bước 3: Phơi cóc ngoài trời nắng khoảng 5 tiếng rồi ướp cùng 100g đường trong 1 tiếng để đường thấm vào cóc.
Bước 4: Đặt một chiếc chảo lên bếp, mở lửa vừa. Cho cóc vào sên từ từ đến khi đường sánh lại thì cho gừng vào, đảo đều thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 5: Khi cóc vẫn còn ướt, lăn cóc qua lớp cam thảo băm.
Cất ô mai cóc xào vào lọ/hộp, giữ mát để dùng dần.

Lưu ý:

- Nên cho cóc và cam thảo vào một chiếc hộp lớn, lắc nhẹ đều để phủ cam thảo lên cóc được nhanh và đều.

- Có thể gia giảm lượng đường tùy vào độ chua của cóc non.

Chúc bạn thành công với cách làm ô mai cóc xào giòn ngon đón Tết nhé!

Theo Minh Luật (Khám phá)

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Mẹo vặt chữa trị hóc xương, mắc xương

Mẹo vặt sức khỏe xin chia sẻ cách chữa trị hóc xương, mắc xương ở cổ khi ăn uống
Dù ăn uống cẩn thận tới mấy nhưng hầu như ai cũng ít nhất một lần bị hóc xương to hay nhỏ, sau những lần hóc xương nhìn lại tôi vẫn thấy ớn lạnh trong người vì tinh thần lúc bị mắc xương quả là bất an, khó chịu.

Nói về cách trị hóc xương, xin đưa ra ba cách như sau:
- Một là bạn uống nước chanh vắt từ từ, xương sẽ mềm và sau đó bạn nhuốt luôn cái xương đó và khỏi ngay.
- Hai là lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Ba là bạn vo tròn một miếng ruột bánh mì rồi nuốt, sau đó xương theo thức ăn xuống thực quản, dạ dày và hết. Nếu xương nhỏ thì có thể nuốt miếng cơm dẻo to cũng có thể hết.
Hóc xương cá áp dụng các trường hợp trên có thể khỏi ngày còn đối với ca khó như hóc xương gà nếu dùng hai cách trên không khỏi nên đưa người hóc xương đi gặp bác sĩ giải quyết nhé, có thể phải mổ mới lấy được xương gà ra, bởi vậy cha ông ta có câu "Hóc xương gà, xa cành khế" đây là hai tai nạn nên tránh xa.
Trong thời gian bị hóc xương rất đau, ăn uống rất khó chịu tốt hơn là trong lúc chữa trị không nên ăn gì khác. 
Khi bị hóc hay mắc xương nên chữa trị nhanh chóng, tránh để quá 24h có thể người mắc xương sẽ bị xưng tấy và nhiễm trùng vết thương ngày càng nặng.
Anh Tuấn

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Cách làm Thịt Bò khô ăn Tết

Món thịt bò khô dai dai, ngòn ngọt lại cay cay sẽ là món nhâm nhi hấp dẫn cho ngày Tết. Bạn bè , anh em đến chơi nhà có món này mời mọi người thì cứ phải gọi là tuyệt cú mèo luôn. Ai cũng tấm tắc khen bạn đảm đang cho mà xem.
Cách làm thịt bò khô không khó nhé!

Nguyện liệu:

- 500gr thịt bò lựa miếng thịt to bản không mỡ
- 3 nhánh sả băm nhỏ
- 2 muỗng canh bột ngũ vị hương
- 1 muỗng dầu điều đỏ
- 2 muỗng canh ớt khô
- 1 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc, có thể dùng tương ớt Việt Nam
- Gia vị: 1 muỗng canh dầu hào; 1/3 muỗng cà phê muối; 1 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê hạt tiêu; 1 muỗng cà phê bột nghệ

Thực hiện:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, lau khô, sau đó thái miếng to bản và phải thái dọc thớ.
Bước 2: Sả thái nhỏ, tiêu cho vào cối giã nhỏ.
Bước 3: Thịt bò cùng với các gia vị và sả, tiêu cho hết vào tô, mang bao tay trộn đều.
Bước 4: Lấy màng thực phẩm bọc tô thịt cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm cho thịt thật thấm.
Bước 5: Bắc chảo lên bếp, sau đó xếp 1 lớp thịt bò lên chảo rim với lửa nhỏ 5 phút cho nước trong thịt ứa ra, sau đó tăng lửa vừa rim cho nước rút lại vào thịt khô khô là gắp thịt ra dĩa. Tiếp tục làm hết các miếng thịt còn lại.
Bước 6: Thịt nguội, bạn dùng cây cán bột cán miếng thịt hơi dẹp ra (cách này giúp thịt bò mềm và xé rất đẹp).
Bước 7: Bật lò 100 độ C trước 10 phút, sau đó cho khay thịt vào sấy khô. Bạn cứ sấy khoảng 10 phút là trở thịt cho miếng bò khô được khô ráo đều và không bị sậm màu vì quá lửa là được.
Khi được, cho thịt bò khô vào hộp/ hũ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát. Bạn cũng có thể sấy khô trên chảo nhé.

Chúc các bạn thành công với cách làm thịt bò khô cay cay cho ngày Tết thêm hấp dẫn nhé!

Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)