Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Công dụng và liều dùng của cây thuốc Bạc hà

Bạn đang quan tâm tới công dụng và liều dùng của cây thuốc Bạc hà trong sử dụng để chữa bênh?

Bạc Hà là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta, nó được dùng trong cả Đông y lẫn Tây y. Người ta thường dùng Bạc hà để chữa ra mồ hôi, hạ sốt, chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, kém ăn và một số vấn đề tiêu hóa khác. Bạc Hà còn được dùng làm hương liệu cho các loại thuốc khác giúp có mùi thơm dễ uống, cũng có thể làm hương liệu cho một số loại bánh kẹo như kẹo Bạc hà làm thông mũi, mát họng.
Ảnh: Cây Bạc Hà
Tinh dầu Bạc hà và mentol dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sau đau sưng, như khớp xương, thái dương khi nhức đầu. Theo Lesieur và J. Meyer bạc hà là một vị thuốc chưa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị giảm đau.
Theo các tài liệu cổ ghi chép lại thì Bạc hà có vị cay, mát, không độc, vào hai kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng, đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu.
Sử dụng toàn lá và cây:
- Ngày uống từ 4 - 8g dưới dạng thuốc pha.
Tinh dầu và metola:
- Một liều 0,02 - 0,2ml, một ngày từ 0,06 đến 0,6ml.
Còn dùng dưới hình thức cồn Bạc hà(lá Bạc haf50g, tinh dầu Bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 - 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.
Theo ĐYTH

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Một số tác dụng chữa bệnh của hạt gấc

Blogger Meo vat suc khoe: Hạt gấc là một loại hạt rất dễ tìm, dễ kiếm và cho hiệu quả chữa bệnh khá tốt mà nhiều người chưa từng biết tới.


Người ta ví quả gấc như cái túi chứa đầy carotene (tiền vitamin A) mà không một loại rau, củ, quả nào có thể so sánh được. Ở bài này xin chỉ giới hạn về hạt gấc - một vị thuốc. Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" - có nghĩa là con ba ba gỗ (mộc là gỗ, miết là con ba ba).
Ảnh quả gấc chín đỏ da có nhiều gai

1. Về thành phần hoá học, nhân hạt gấc tương đối khô nước (6% nước), nhưng lại có nhiều dầu (55,3% chất béo), 16,6% protein, 2,9% gluxid, 1,8% tanin và 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra, còn có các men photphataza, invectaza, peroxydaza.

2. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín), nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài không kể liều lượng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng, dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng.

3. Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống, hoặc đã qua đồ xôi, để khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu, hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị... rất mau khỏi. Bôi nhiều lần trong ngày cứ khô lại bôi. Hoặc giã nhân hạt gấc với một ít rượu đắp lên chỗ vú sưng đắp liên tục, ngày thay thuốc một lần sẽ chóng khỏi. Chữa trĩ, lòi dom, thì dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải đắp vào hậu môn để suốt đêm. Sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.
Ảnh: Hạt của quả Gấc dùng để chữa nhiều bệnh

4. Đặc biệt là dùng hạt gấc chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu, sưng vú, viêm họng... có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Theo kinh nghiệm nhân dân dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng chưa cháy thành than), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500ml rượu trắng vào ngâm để dùng dần.

5. Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn có tác dụng tốt gần như mật gấu và đã mệnh danh cây gấc là “cây mật gấu”.Vị thuốc này đã được phổ biến cho nhiều người dùng đều thấy có kết quả tốt. Đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng chống viêm giảm đau của hạt gấc trên thực nghiệm, hoặc bào chế cao chiết từ hạt gấc dùng làm kem bôi ngoài da...
Hạt gấc còn được sử dụng vào rất nhiều các bài thuốc chữa trị phía ngoài như trị bệnh Trĩ, Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi.
Meo vat suc khoe Tham Khảo

Tôm Cuộn Rau Củ Ngon Lành

Tôm là một nguyên liệu dễ mua, có hàm lượng protein khá tốt cộng thêm sắt luôn được nhiều chị em nội chợ mua về và chế biến ra nhiều món ngon. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho mọi người món Tôm Cuộn Rau Củ ăn ngon - chống ngán cực chuẩn cho bữa cơm gia đình.
Cách làm món tôm cuộn rau củ không khó nhé!

Nguyên liệu:

- Bánh tráng
- 1 củ cà rốt; 1-2 quả dưa chuột, thái chỉ
- Rau xà lách, rau mùi
- Tôm luộc chín, bóc vỏ
- Bún

Làm nước chấm chua ngọt

- 30-45ml nước chanh vắt; 30g đường; 100ml nước; 35ml nước mắm; 1 tép tỏi băm nhỏ, 1-2 quả ớt băm nhỏ

Cách làm:

Bước 1: Làm nước chấm

Hòa nước mắm với nước. Sau đó thêm đường, khuấy cho đường tan. Cho nước chanh vào. Sau đó cho ớt và tỏi băm vào là được.

Bước 2:

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ.
- Dưa chuột rửa sạch, thái chỉ.
- Tôm luộc chín, bóc vỏ, bỏ chỉ
Khi ăn, cho xà lách lên bánh tráng, thêm ít rau mùi, cà rốt, dưa chuột, bún rồi tôm lên, cuộn bánh tráng lại, sau đó chấm với nước mắm chua ngọt rồi thưởng thức!

Món tôm cuộn bún, rau củ này chẳng những ngon mà còn chống ngán rất tốt!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm tôm cuộn rau củ nhé!

Theo Khám Phá