Một khu vườn hoàn hảo là sự kết hợp tổng thể của mỗi công trình kiến trúc như non bộ, tiểu cảnh, cổng, hàng rào….ở từng khu vực sẽ đem đến những nguồn năng lượng riêng Dương khí hoặc Âm khí nên cần bố trí một cách hài hoà, hợp lý.
1. Phong thuỷ cổng rào
Khi thiết kế cổng rào cách chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Nên mở cổng thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở giống như cửa chính, tức là nhìn từ bên trong khu đất ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba hay thẳng với cửa chính.
Cổng nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà.
Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu. Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình mái vòm, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì sử dụng vật liệu màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Cổng có nhiều thanh nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hợp với gia chủ mệnh Hỏa.
1. Phong thuỷ cổng rào
Khi thiết kế cổng rào cách chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Nên mở cổng thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở giống như cửa chính, tức là nhìn từ bên trong khu đất ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba hay thẳng với cửa chính.
Cổng nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà.
Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu. Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình mái vòm, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì sử dụng vật liệu màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Cổng có nhiều thanh nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hợp với gia chủ mệnh Hỏa.
2. Hàng rào hài hoà với kiến trúc nhà
Theo quan niệm của phong thủy học, tường không nên quá cao so với nhà vì đó là điềm không may, sẽ mang đến sự nghèo khó cho gia chủ. Tốt nhất không nên xây tường thấp quá 1,5m và cao hơn độ cao này quá nhiều.
Tường không nên xây quá gần nhà vì sẽ tạo cảm giác bức bối, vướng víu chân tay, hạn chế khả năng hứng ánh sáng và thông gió. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.
3. Lối đi trong vườn
Nên thiết kế lối đi theo dạng uốn khúc và trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho khu vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho gia đình. Tránh những vật có bề mặt không bằng phẳng. Chọn chất liệu chắc, vững và dễ đi. Những lối đi bằng gạch nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…
4. Vật trang trí thuận với kiến trúc xung quanh
Sân vườn nên đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đối với những hành lang lộ thiên trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở. Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí.
Đối với khu vườn trang trí bằng đá chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.
5. Phân biệt Ngũ hành sân vườn
Sân vườn bao gồm tất cả các hành trong phong thuỷ. Cụ thể, sân vườn tất phải bố trí nhiều cây cối nên đương nhiên chúng thuộc hành Mộc nhưng do màu sắc và hình dáng khác nhau, chúng còn có thể mang thêm nhiều hành khác nữa, vì thế cần phân biệt và phối hợp tốt các hành với nhau.
Ví dụ, những loại cây có lá nhọn và màu đỏ (hoa, lá, trái) đều thuộc hành Hỏa và làm điểm nhấn nổi bật, tạo sự thu hút và ấm áp, tăng Dương tính cho khoảng sân đó. Vì thế, nếu gia chủ hợp với hành Hỏa, nên đưa các yếu tố này vào khoảng sân, đồng thời tạo một số vùng nền để hành hỏa nổi bật, ví dụ như bố trí mảng tường đá trắng hoặc vàng (Kim, Thổ), kết hợp mặt nước (Thủy) để giảm bớt tính hỏa nếu vượng quá. Những loại cây có lá tròn thuộc hành Kim .
Ngoài ra, các chất liệu xây dựng và hoàn thiện bề mặt sân vườn như sỏi cuội, đá, tấm đan bê tông, gạch lát đều thuộc về hành Thổ và cần đảm bảo tính chân thực của vật liệu để hành Thổ phát huy tác dụng trung hòa Trường Khí cho khoảng sân đó.
Thác nước, hồ nước trong vườn thuộc hành Thuỷ - một yếu tố gắn liền với cây xanh (Thủy sinh Mộc). Hơn nữa nếu xét về màu sắc, những mảng cây hoặc đá có màu xanh biển, màu đen, vật dụng gỗ hoặc gốm sơn đen đều rất dễ dàng bố trí xen lẫn trong vườn và tạo nên yếu tố Thủy. Dùng Thủy đi đôi với Mộc giúp khoảng sân hài hòa và phát huy tốt vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng Sinh Khí của toàn nhà.
Những bộ khung, dàn leo hay xích đu, bàn ghế bằng kim loại thuộc về hành Kim làm sáng sủa không gian vốn thiên về Âm do nhiều bóng râm, và tạo nên những bề mặt bắt sáng tốt hơn là vật dụng sậm màu.
(KTS. Nguyễn Văn Thành - Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim)
Ban ve Phong thuy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét