Những cái nắng mùa hè lam ai cũng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, thỉnh thoảng chị em hãy nấu những món chè ngon và mát cho cả nhà thưởng thức nhé.
Chè hoa quả
Với món chè hoa quả tươi ngon này chắc chắn ngày cuối tuần của gia đình bạn sẽ thêm thú vị.
Nguyên liệu:
- Thanh long: 1 quả (300 gr)
- Táo: 1 quả (100 gr)
- Lê: 1 quả (250 gr)
- Xoài: 200 gr
- Sữa tươi: 600 ml
- Đường: 100 gr
Cách làm:
- Có thể dùng các loại quả bất kì, nhưng vì nhà mình mọi người thường thích những quả có vị ngọt đậm nên với những quả có vị ngọt ít như những quả ở trên mình thường đem nấu chè.
- Các loại quả đem gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ.
- Ngâm ngay những miếng hoa quả vào bát nước muối cho khỏi thâm.
- Dùng muôi thủng vớt những miếng hoa quả ra khỏi bát nước muối, lắc nhẹ cho ráo nước.
- Đem ướp với đường trong khoảng 1 tiếng cho đường ngấm đều vào những miếng hoa quả.
- Cho sữa vào nồi, nếu muốn ăn ngọt hơn nữa thì cho thêm một chút đường. Bắc nồi lên bếp vừa đun vừa quấy cho đường tan hoàn toàn. Khi sữa sôi bùng lên thì tắt bếp ngay kẻo trào và sữa bị tách nước sẽ tạo thành váng trông không ngon.
Xúc hoa quả vào các cốc (bát), sau đó múc sữa rưới lên trên thế là chúng ta đã có cốc chè hoa quả tươi rất ngon rồi.
Chè ngô ngọt thạch đen
Nguyên liệu:
- 1 bắp ngô ngọt (nấu được khoảng 4 bát chè nhỏ)
- 1 bát con bột sắn dây
- Đường theo khẩu vị
- Thạch đen sương sáo (nấu theo hướng dẫn trên mỗi gói)
- Tinh dầu chuối hoặc vani.
Cách làm:
Ngô ngọt bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng.
Cho ngô và lượng nước vừa đủ vào nồi, đun chín, nếu có bọt thì hớt bọt để nước được trong.
Khi ngô chín, nêm đường vừa ăn. Hòa tan sắn dây với một chút nước rồi đổ vào nồi, khuấy đều để bột sắn chín và không bị vón cục. Tắt bếp, thêm dầu chuối.
ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá, khi ăn thêm thạch vào.
Món chè ngô ngọt thạch đen thật đơn giản và dễ làm mà lại vô cùng hấp dẫn.
Chè nha đam đậu xanh
Món chè nha đam đậu xanh chẳng những ngon mát mà còn mang lại làn da đẹp cho chị em nữa nhé!
Nguyên liệu: (cho 4 bát chè)
- 1 lá nha đam, khoảng 500 gr
- 200 gr đậu xanh
- 1 bát con bột sắn dây
- Đường (tùy khẩu vị)
- ½ quả chanh
- 500 ml nước
- Dầu chuối
Cách làm:
Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.
Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút.
Sau đó bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.
Đỗ xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.
Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.
Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa ngoáy đều cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.
Múc chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá nhé!
Khi ăn, chị em có thể thêm chút tinh dầu chuối vào bát chè cho thơm.
Theo Eva
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Đồ trang trí, đồ nội thất trong nhà dưới góc nhìn phong thủy
Góc nhìn phong thủy :
Đồ trang trí bằng vải
Đồ vải trang trí trong nhà bao gồm rèm, đệm ghế, đệm dựa, khăn, gối chăn, gối sofa… Trang trí ngôi nhà bằng vải mất ít tiền lại tiện lợi. Tùy từng người mà việc trang trí bằng với chất liệu này có thể tạo ra phong cách riêng, tạo cho ngôi nhà có một cảm giác ấm áp hoặc tươi mát hoặc trang nhã… vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang tính thực dụng cao.
Đồ mây
Đồ mây được làm một cách tinh tế, kiểu dáng đa dạng với phong cách độc đáo, được nhiều người ưa thích. Đồ mây gia dụng bao gồm ghế mây, bàn mây, giường mây, sô pha, bình phong mây… Đồ mây trang trí bao gồm lẵng mây, lẵng hoa, giá hoa mây và đèn lồng. Nguyên liệu của đồ mây gia dụng và đồ mây trang trí đến từ tự nhiên nên luôn tạo cho con người cảm giác thư thái, yên bình.
Đồ sắt
Đồ sắt trang trí giản dị, chú trọng sự kết hợp của hiện đại và cổ điển. Đồ sắt trang trí trong nhà gồm có ghế, giá hoa, tủ giày, tủ để đồ, cửa phòng chống trộm, lan can cầu thang và móc treo… Những đồ sắt trang trí mang tính thực dụng và cả tính nghệ thuật. Trong nhà nếu có nhiều góc khuyết, góc chết đều có thể trang trí bằng đồ sắt, tạo ra một không gian phong phú.
Hiện nay, có nhiều loại đá được bài trí trong nhà, đá trở thành đồ trang trí tinh tế và cao quý. Đá thiên nhiên thường gặp nhiều nhất là pha lê, mã não. Pha lê có nhiều màu sắc khác nhau như tím, hồng, trắng… vừa có thể làm đồ trang sức vừa có thể gia công thành đồ dùng như cốc chén, đĩa bát, cầu pha lê hoặc các đồ vật khác.
Hoa khô
Hoa khô ngày càng được nhiều người ưa thích. Các loại lá, cành, hoa, quả, cỏ… thông qua xử lý công nghiệp như tẩy nước, sấy khô, nhuộm màu và phun thơm… không những vừa giữ được hình thái tự nhiên của hoa tươi vừa mang dáng vẻ, màu sắc, hương thơm đặc biệt. Nếu dùng trang trí trong nhà sẽ mang lại phong cách mới mẻ, hiện đại.
Cây màu xanh
So với các đồ trang trí khác thì cây xanh mang lại nhiều sinh khí hơn cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, khi trang trí không gian bằng cây cảnh phải chú ý đến màu của các loại cây, hoa và nhiều yếu tố khác.
Phong thuy – Phong Thuy Hoc - Ban ve Phong thuy
Đặt gậy như ý để cầu được ước thấy
Đồ vật Phong thủy:
Đây là pháp khí quan trọng để khẳng định và củng cố địa vị, tăng cường quyền lực và vai trò trong một tổ chức.
Gậy Như ý (vương trượng Như ý) là vật mà quan lại thời phong kiến thường dùng đại diện cho quyền lực và địa vị của mình trong triều đình. Đây là pháp khí quan trọng để khẳng định và củng cố địa vị, tăng cường quyền lực và vai trò trong một tổ chức.
Gậy Như ý là có hình dáng cong có đầu lớn, phần đầu chủ yếu có hình đám mây, được làm bằng vàng, ngọc trắng, san hô...
Gậy Như ý (vương trượng Như ý) là vật mà quan lại thời phong kiến thường dùng đại diện cho quyền lực và địa vị của mình trong triều đình. Đây là pháp khí quan trọng để khẳng định và củng cố địa vị, tăng cường quyền lực và vai trò trong một tổ chức.
Gậy Như ý là có hình dáng cong có đầu lớn, phần đầu chủ yếu có hình đám mây, được làm bằng vàng, ngọc trắng, san hô...
Một nguồn gốc khác của gậy Như ý là từ Phật giáo, đây được cho là pháp khí của nhà Phật, được Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Trong số các vị Quan Âm bên có một vị là Như Ý Quan Âm, tay người cầm ngọc như ý và luân bảo, đáp ứng mọi cầu nguyện của chúng sinh.
Ngày nay độ dài của gậy Như ý đã được thu gọn để hợp với thẩm mỹ, ngoài bài trí trong phong thủy còn có thể mang theo mình.
Nếu bạn để ý tượng ba ông Phúc - Lộc - Thọ sẽ thấy, ông Lộc tay cầm gậy Như ý, vì thế nó là vật khí liên quan tới tài lộc, quyền lực, chống lại kẻ tiểu nhân.
Một giai thoại dân gian khác cho rằng, sở dĩ có tên gậy Như ý vì nó vốn là gậy gãi ngứa, giúp người ta với được đến những nơi không với tay đến được, vì vậy mới gọi là như ý ( hay còn gọi là bất cầu nhân nghĩa là không nhờ người khác).
Ý nghĩa "Như ý" của chiếc gậy là thể hiện cầu được ước thấy, những điều mong muốn đều đạt được, nó cũng có ý nghĩa hài lòng với những điều mình có, và cầu mong sự ổn định, vững bền.
Pháp khí này rất thích hợp cho những người có địa vị cao muốn củng cố quyền lực, tránh kẻ tiểu nhân, cấp dưới lấn quyền, tăng thêm công danh, uy quyền, sự tôn nghiêm cho người sở hữu.
Thông thường người ta sử dụng gậy Như ý mạ vàng nhiều hơn, tuy nhiên những chất liệu để chế tác gậy cũng rất phong phú như dùng ngọc, bạc, đồng, sứ...
Gậy Như ý mạ vàng và gắn thêm ngọc được coi là nhiều cát khí nhất, không những hóa giải hung khí của các sao xấu Ngũ Hoàng, Nhị Hắc (sao có hại cho sức khỏe, tài lộc) nó còn đem lại nhiều quyền lực và may mắn, tiền tài. Những người có chức quyền (trưởng bộ phận trong các công ty) càng nên sử dụng gậy Như ý.
Có thể đặt gậy như ý tại phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các sao tốt như Lục Bạch, Bát Bạch, Nhất Bạch phối hợp chiếu đến.
Chú ý, tránh đặt gậy như ý ở nơi ô uế như nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp, tối tăm, nơi các hung tinh cùng phối hợp chiếu đến.
Theo Xzone- Ban ve Phong thuy
Không nên đặt bể cá trong phòng ngủ
Nhiều người vẫn luôn nhầm tưởng bể cá đặt trong phòng ngủ sẽ làm cho phòng phong thủy tốt hơn, tạo sinh khí thiên nhiên dễ chịu, nhưng có những nghiên cứu cho rằng điều này hoàn toàn ngược lại.
Cá luôn chuyển động không thích hợp cho phòng ngủ yên tĩnh
Đài phun nước, bể cá… thuộc hành Thủy có tác dụng sinh tài vượng khí rất tốt nhưng chỉ ở trong phòng khách, còn trong phòng ngủ thì những đồ vật này được cho là cấm kỵ phong thủy.
Trong khi phòng ngủ cần sự tĩnh lặng, bình yên thì yếu tố Thủy lại đem đến áp lực về mặt tâm lý như sự suy tư hoặc lo lắng… Điều này sẽ không tốt cho giấc ngủ của bạn.
Trong ngũ hành Thủy khắc Hỏa, Hỏa được cho là dương khí của cơ thể người, của những đồ vật trong phòng, ngược lại Thủy được coi là âm khí, lạnh lẽo sẽ làm giảm đi khá nhiều năng lượng của Hỏa. Yếu tố Hỏa được sử dụng ở mức phù hợp trong phòng ngủ thông qua sự hiện diện của các vật màu đỏ, hồng… như đèn ngủ, rèm cửa, lát nền thường màu ấm vốn là thứ cần thiết tạo nên sự hưng phấn, lãng mạn trong phòng ngủ, nhất là phòng tân hôn.
Trái lại, sự chuyển động liên tục của cá và nước sẽ làm suy yếu nguồn năng lượng của Hỏa. Điều này ảnh hưởng đến không khí gợi cảm cũng như sự ổn định, tĩnh lặng nơi phòng ngủ.
Ngoài ra, đặt bể cá trong phòng ngủ sẽ khiến độ ẩm không khí tăng cao, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi, bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Theo PTPĐ - Ban ve Phong thuy
Hướng đặt két sắt giữ được tiền
Những gợi ý sau giúp bạn đặt két sắt giữ được tiền trong nhà lâu hơn.
Anh Nguyễn Văn Tùng, Mai Động, Hà Nội chia sẻ, trước đây anh đặt két sắt một cách rất vô thức, tiện đâu đặt đấy. Nhưng khi chuyên gia phong thủy đến xem mới “phán”: Đặt két sắt hướng này chỉ đựng giấy tờ là chính.
Anh Nguyễn Văn Tùng, Mai Động, Hà Nội chia sẻ, trước đây anh đặt két sắt một cách rất vô thức, tiện đâu đặt đấy. Nhưng khi chuyên gia phong thủy đến xem mới “phán”: Đặt két sắt hướng này chỉ đựng giấy tờ là chính.
Két sắt có đặt cóc ngậm tiền
Theo chuyên gia phong thủy, KTS Phạm Cương, quan niệm Phong thủy, tủ tiền hay két sắt có nguồn năng lượng lớn, là trung tâm tài lộc quyết định tài vận của gia chủ nên vị trí đặt két sắt đúng Phong thủy là điều rất quan trọng.
Xét theo phương vị, có nhiều ý kiến cho rằng két sắt đặt ở hướng Đông Nam, hướng Tây là rất tốt vì hai hướng này là hai phương hướng mạnh nhất cho tài vượng.
Tuy nhiên, vẫn theo KTS Cương, nếu xét về chiều sâu thì nên để về hướng Sinh Khí của từng tuổi của gia chủ là tốt nhất. Chẳng hạn nam giới sinh năm 1966, phi cung Đoài nên quay két tiền về hướng Đông Bắc.
Ngoài ra, có thể đặt trên két một con cóc ngậm tiền (có thể lấy ra) để tăng thêm tài vận. Cóc hướng ra cửa.
Theo Bee.net- Ban ve Phong thuy
Đĩa thất tinh - Vật phẩm cầu may cho doanh nhân
Đồ vật trong Phong thủy :
Đĩa gồm 7 quả cầu với 7 màu sắc (hoặc chất liệu) khác nhau, trong đó quả ở giữa thường lớn hơn 6 quả xung quanh. Thông thường được chế tác bằng các loại đá quý như thạch anh, đá mắt mèo, hắc ngà, ngọc Đông Linh…
Một trong những bí quyết cải biến Phong Thuỷ chính là kích hoạt cát khí của sao Bát Bạch trong phòng khách,văn phòng. Vượng khí của sao Bát Bạch trong vận 8 sẽ mang lại quan hệ gia đình thuận hoà, thăng tiến về công danh tài lộc và may mắn. Ở bàn trà hoặc bàn làm việc rất cần có đĩa ngọc Thất tinh gồm 7 viên đá quý thạch anh trên đĩa tròn. Những viên đá tròn mang lại cát khí rất lớn, xua được tà khí, âm khí vốn là mầm mống phát sinh tai hoạ, bệnh tật. Đặt ở bàn khách, bàn trà giúp cho chủ nhân quan hệ rộng rãi, nhiều quý nhân giúp đỡ về công danh tài lộc, tránh kẻ tiểu nhân.
"Thất tinh bắc đẩu trận đồ" là 1 pháp khí phong thủy, được đặt trên bàn làm việc để trấn sát, trị tà, thu hút vượng khí. Giới doanh nhân coi Đĩa thất tinh là vật phẩm cầu may cho việc làm ăn của họ.
Thất tinh trận dùng 6 viên thủy tinh hoặc trụ thủy tinh bày tại các vị trí đối diện nhau tại vòng ngoài trên hai hình tam giác đặt chéo nhau. Chiều dài của hình tam giác phải là bội số của 7. Ở chính tâm đĩa đặt một viên (hoặc tháp) lớn, hình thành “Tinh Hình”, như vậy gọi là Thất Tinh Trận. Viên ở giữa sẽ thu nhận năng lượng từ trường của 6 viên xung quanh và phát huy tối đa nguồn năng lượng này
7 viên cầu (hay tháp trụ) bằng đá này tượng trưng cho 7 vì tinh tú, đặt trên đĩa tượng trưng bầu trời. Vì sao to nhất đặt chính giữa là mệnh chủ nhà, còn 6 vì sao xung quanh là bảo vệ cho mệnh chủ. Người ta chọn màu viên đá ở giữa là màu tương sinh hoặc tương hợp với mệnh chủ, còn 6 viên vòng ngoài có thể chọn theo các màu sắc ngũ hành: Kim (trắng), Mộc (xanh lá cây), Thủy (đen), Hỏa (đỏ), Thổ (vàng).
Một trong những bí quyết cải biến Phong Thuỷ chính là kích hoạt cát khí của sao Bát Bạch trong phòng khách,văn phòng. Vượng khí của sao Bát Bạch trong vận 8 sẽ mang lại quan hệ gia đình thuận hoà, thăng tiến về công danh tài lộc và may mắn. Ở bàn trà hoặc bàn làm việc rất cần có đĩa ngọc Thất tinh gồm 7 viên đá quý thạch anh trên đĩa tròn. Những viên đá tròn mang lại cát khí rất lớn, xua được tà khí, âm khí vốn là mầm mống phát sinh tai hoạ, bệnh tật. Đặt ở bàn khách, bàn trà giúp cho chủ nhân quan hệ rộng rãi, nhiều quý nhân giúp đỡ về công danh tài lộc, tránh kẻ tiểu nhân.
"Thất tinh bắc đẩu trận đồ" là 1 pháp khí phong thủy, được đặt trên bàn làm việc để trấn sát, trị tà, thu hút vượng khí. Giới doanh nhân coi Đĩa thất tinh là vật phẩm cầu may cho việc làm ăn của họ.
Thất tinh trận dùng 6 viên thủy tinh hoặc trụ thủy tinh bày tại các vị trí đối diện nhau tại vòng ngoài trên hai hình tam giác đặt chéo nhau. Chiều dài của hình tam giác phải là bội số của 7. Ở chính tâm đĩa đặt một viên (hoặc tháp) lớn, hình thành “Tinh Hình”, như vậy gọi là Thất Tinh Trận. Viên ở giữa sẽ thu nhận năng lượng từ trường của 6 viên xung quanh và phát huy tối đa nguồn năng lượng này
7 viên cầu (hay tháp trụ) bằng đá này tượng trưng cho 7 vì tinh tú, đặt trên đĩa tượng trưng bầu trời. Vì sao to nhất đặt chính giữa là mệnh chủ nhà, còn 6 vì sao xung quanh là bảo vệ cho mệnh chủ. Người ta chọn màu viên đá ở giữa là màu tương sinh hoặc tương hợp với mệnh chủ, còn 6 viên vòng ngoài có thể chọn theo các màu sắc ngũ hành: Kim (trắng), Mộc (xanh lá cây), Thủy (đen), Hỏa (đỏ), Thổ (vàng).
Thông thường, bạn sẽ bắt gặp Đĩa thất tinh là đá Thạch Anh - loại đá linh nghiệm nhất trongphong thủy. Tương ứng với mỗi loại đá thạch anh khác nhau mà người ta có thể bày ra các thất tinh trận khác nhau.
Chúng tôi xin giới thiệu một số trận đồ được xếp từ các quả cầu thạch anh tương hợp với chủ nhà các mệnh khác nhau để bạn đọc tham khảo.
Trận thứ nhất
- Dùng cho mệnh Kim (Tương hợp)
- Dùng cho mệnh Thủy (Tương sinh)
Trận thứ 2
- Mệnh Thổ được (Tương hợp - Thổ hợp Thổ)
- Mệnh Kim được (Tương sinh - Thổ sinh Kim)
Trận thứ 3
Cũng giống trận thứ hai (màu Nâu và Vàng đều là Thổ): hợp mệnh Thổ, Kim
Trận thứ 4
Giống hai trận trên (Mệnh Thổ và Kim)
Trận thứ 5
- Mệnh Thổ và Kim
Trận thứ 6
- Hỏa và Thổ
Trận thứ 7
- Mệnh Mộc và Hỏa
Trận thứ 8
- Mệnh Thủy và Mộc
Trận thứ 9
- Mệnh Thổ và Kim
Theo Archi - Ban ve Phong thuy
Các món hấp ngon cho ngày mưa
Có nhiều món hấp để bạn có thể chế biến cho cả nhà, như cá hấp, cua hấp, gà hấp... đều rất thơm ngon, chẳng ai có thể chối từ.
Gà hấp muối
Món gà hấp muối vừa ngon lại lạ miệng, chị em thử nấu cho gia đình nhé!
Nguyên liệu:
- Gà: 1 con (khoảng 1kg)
- Muối hạt to: 1/2 bát ăn cơm
- Sả: 5 - 6 củ
- Lá chanh: đủ để nhét vào bụng gà và phủ kín muối
- Rượu
Thực hiện:
- Gà làm sạch, dùng rượu và muối xát quanh mình gà rồi rửa lại với nước cho sạch. Hòa hỗn hợp gồm bột nghệ và dầu vừng (mè) xát đều khắp mình gà (với những con gà có da màu vàng tự nhiên thì không cần. Với những con gà có da màu trắng làm thế để sau khi hấp da gà sẽ căng bóng và có màu vàng đẹp mắt).
- Lá chanh rửa sạch. Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt làm đôi.
- Dùng một chiếc nồi có đường kính đặt vừa con gà, rải muối xuống đáy nồi rồi dàn đều. Tiếp theo rải đều một lượt sả sao cho kín muối rồi lại rải thêm một lượt lá chanh. Đặt con gà lên trên cùng sao cho gà không chạm vào muối, đậy vung nồi lại rồi bắc lên bếp đun.
- Đun gà ở mức lửa vừa phải trong vài phút, cho đến khi trong nồi có nhiều hơi thì hạ lửa ở mức nhỏ nhất. Đun liu riu trong vòng 40 - 45 phút là gà chín (trong lúc đun thì tuyệt đối không được mở vung sẽ làm mất nhiệt).
Cho gà hấp muối ra đĩa rồi cùng cả nhà thưởng thức nhé.
Cua hấp bia
Món cua hấp bia làm rất nhanh gọn, mà nguyên liệu của rất dễ làm. Bình thường cua hấp sẽ có chút mùi tanh vì thế, thêm chút bia cho món cua giảm được mùi tanh mà còn giúp cho thịt cua trở nên chắc, ngọt và dậy mùi hơn.
Cảm giác ăn từng miếng thịt cua hấp chấm với muối tiêu chanh hoặc tương ớt cay cay thật là tuyệt.
Nguyên liệu:
- Cua thịt 700gr
- Bia 1/ 2chai
- Hành tây 1/ 2củ
- Gừng 1củ
- Ớt sừng 2 trái
- Hành lá
- Hạt nêm, tiêu.
Thực hiện:
- Dùng vòi xịt mạnh vào mình cua, dùng bàn chải đánh sạch, lột bỏ mai, bóc bỏ phổi (bộ lọc giống như mang cá), chặt bỏ bớt phần đầu các chân, rửa sạch lại, chặt cua làm bốn.
- Gừng, hành tây, ớt sừng, hành lá sơ chế sạch, xắt sợi.
- Xếp nguyên hình con cua vào đĩa sâu lòng, rắc gừng, ớt sừng, hành lên trên. Nêm hạt nêm vừa miệng rồi rót bia lên.
- Dùng giấy bảo quản bọc kín đĩa cua, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ micro khoảng 8 phút.
Ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh.
Cá hấp chua ngọt
Nguyên liệu:
- Cá: 1 con (1kg)
- Cà chua: 2 – 3 quả
- Hành tây: ½ củ
- Gừng, hành khô, hành hoa, thì là, tỏi, dấm, đường, tiêu, rượu trắng, nước tương, dầu hào, hạt nêm, bột nghệ, bột năng, tương ớt, mắm, gia vị.
Thực hiện:
- Gừng, hành, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, thái múi cau. Cà chua rửa sạch, thái nhỏ. Hành hoa, thì là rửa sạch, cắt khúc.
- Cá đem đánh vảy, bỏ mang, rửa sạch, cạo bỏ phần đen trong bụng cá (nếu có). Cá để ráo nước rồi dùng dao khứa vài đường trên thân cá. Ướp cá với 1 thìa ăn cơm rượu, 1 thìa ăn cơm nước tương, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa ăn cơm dầu hào, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, tí xíu bột nghệ và một ít tỏi, hành, gừng băm nhỏ. Cho cá lên ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho cá ngấm gia vị.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành, gừng, tỏi còn lại vào phi thơm. Cho tiếp cà chua vào xào, nêm thêm ít nước đun sôi thì cho tiếp một thìa ăn cơm đường, 1 thìa ăn cơm tương ớt, 2 thìa ăn cơm mắm, 2 thìa ăn cơm dấm vào.
- Đun cà chua chín mềm, dùng thìa dằm nhuyễn rồi cho 1 thìa bột năng hòa tan với một ít nước vào. Dùng đũa quấy đều cho nước xốt sánh lại thì tắt bếp.
- Dội nước xốt chua ngọt lên mình cá, rải hành tây và rau thơm lên trên rồi cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp chín.
Khi ăn có thể chấm cá với nước mắm gừng pha chua ngọt.
Theo Eva
Gà hấp muối
Món gà hấp muối vừa ngon lại lạ miệng, chị em thử nấu cho gia đình nhé!
Nguyên liệu:
- Gà: 1 con (khoảng 1kg)
- Muối hạt to: 1/2 bát ăn cơm
- Sả: 5 - 6 củ
- Lá chanh: đủ để nhét vào bụng gà và phủ kín muối
- Rượu
Thực hiện:
- Gà làm sạch, dùng rượu và muối xát quanh mình gà rồi rửa lại với nước cho sạch. Hòa hỗn hợp gồm bột nghệ và dầu vừng (mè) xát đều khắp mình gà (với những con gà có da màu vàng tự nhiên thì không cần. Với những con gà có da màu trắng làm thế để sau khi hấp da gà sẽ căng bóng và có màu vàng đẹp mắt).
- Lá chanh rửa sạch. Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt làm đôi.
- Dùng một chiếc nồi có đường kính đặt vừa con gà, rải muối xuống đáy nồi rồi dàn đều. Tiếp theo rải đều một lượt sả sao cho kín muối rồi lại rải thêm một lượt lá chanh. Đặt con gà lên trên cùng sao cho gà không chạm vào muối, đậy vung nồi lại rồi bắc lên bếp đun.
- Đun gà ở mức lửa vừa phải trong vài phút, cho đến khi trong nồi có nhiều hơi thì hạ lửa ở mức nhỏ nhất. Đun liu riu trong vòng 40 - 45 phút là gà chín (trong lúc đun thì tuyệt đối không được mở vung sẽ làm mất nhiệt).
Cho gà hấp muối ra đĩa rồi cùng cả nhà thưởng thức nhé.
Cua hấp bia
Món cua hấp bia làm rất nhanh gọn, mà nguyên liệu của rất dễ làm. Bình thường cua hấp sẽ có chút mùi tanh vì thế, thêm chút bia cho món cua giảm được mùi tanh mà còn giúp cho thịt cua trở nên chắc, ngọt và dậy mùi hơn.
Cảm giác ăn từng miếng thịt cua hấp chấm với muối tiêu chanh hoặc tương ớt cay cay thật là tuyệt.
Nguyên liệu:
- Cua thịt 700gr
- Bia 1/ 2chai
- Hành tây 1/ 2củ
- Gừng 1củ
- Ớt sừng 2 trái
- Hành lá
- Hạt nêm, tiêu.
Thực hiện:
- Dùng vòi xịt mạnh vào mình cua, dùng bàn chải đánh sạch, lột bỏ mai, bóc bỏ phổi (bộ lọc giống như mang cá), chặt bỏ bớt phần đầu các chân, rửa sạch lại, chặt cua làm bốn.
- Gừng, hành tây, ớt sừng, hành lá sơ chế sạch, xắt sợi.
- Xếp nguyên hình con cua vào đĩa sâu lòng, rắc gừng, ớt sừng, hành lên trên. Nêm hạt nêm vừa miệng rồi rót bia lên.
- Dùng giấy bảo quản bọc kín đĩa cua, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ micro khoảng 8 phút.
Ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh.
Cá hấp chua ngọt
Nguyên liệu:
- Cá: 1 con (1kg)
- Cà chua: 2 – 3 quả
- Hành tây: ½ củ
- Gừng, hành khô, hành hoa, thì là, tỏi, dấm, đường, tiêu, rượu trắng, nước tương, dầu hào, hạt nêm, bột nghệ, bột năng, tương ớt, mắm, gia vị.
Thực hiện:
- Gừng, hành, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, thái múi cau. Cà chua rửa sạch, thái nhỏ. Hành hoa, thì là rửa sạch, cắt khúc.
- Cá đem đánh vảy, bỏ mang, rửa sạch, cạo bỏ phần đen trong bụng cá (nếu có). Cá để ráo nước rồi dùng dao khứa vài đường trên thân cá. Ướp cá với 1 thìa ăn cơm rượu, 1 thìa ăn cơm nước tương, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa ăn cơm dầu hào, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, tí xíu bột nghệ và một ít tỏi, hành, gừng băm nhỏ. Cho cá lên ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho cá ngấm gia vị.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành, gừng, tỏi còn lại vào phi thơm. Cho tiếp cà chua vào xào, nêm thêm ít nước đun sôi thì cho tiếp một thìa ăn cơm đường, 1 thìa ăn cơm tương ớt, 2 thìa ăn cơm mắm, 2 thìa ăn cơm dấm vào.
- Đun cà chua chín mềm, dùng thìa dằm nhuyễn rồi cho 1 thìa bột năng hòa tan với một ít nước vào. Dùng đũa quấy đều cho nước xốt sánh lại thì tắt bếp.
- Dội nước xốt chua ngọt lên mình cá, rải hành tây và rau thơm lên trên rồi cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp chín.
Khi ăn có thể chấm cá với nước mắm gừng pha chua ngọt.
Theo Eva
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Tự làm gà quay tại nhà ngon hết ý
Chẳng cần ra hàng, ngay tại nhà chị em cũng có thể làm món gà quay ngon mĩ mãn. Chế biến ngay món ngon này cho bạn bè và người thân thưởng thức nhé. Mọi người sẽ hết lời khen ngợi cho mà xem ^^!.
Nguyên liệu:
- Gà ta làm sạch: 1,5 kg
- Ngũ vị hương: 1-2 gói
- Bột hạt điều: 2 thìa cà phê
- Mật ong: 3 thìa cà phê
- Đường: 1 thìa cà phê
- Muối: 1 thìa cà phê
- Nước ép tỏi: 3 thìa cà phê
- Dầu ăn: 3 thìa cà phê
- Hoa hồi và quế: vài cái
Cách làm:
Bước 1: Hòa nước ép tỏi cùng các gia vị trên vào bát con (để ép được nước cốt tỏi bạn chỉ cần bóc vỏ giã dập rồi vắt lấy ít nước cốt).
Bước 2: Đun một ít nước sôi cùng 1 thìa cà phê muối, rồi cho gà đã làm sạch vào âu, đổ nước sôi lên mình gà cho da săn lại.
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp ướp lên mình gà, vào bụng, cánh cho đều.
Bước 4: Cho hoa hồi vào trong bụng gà.
Bước 5: Dùng que xiên giữ chặt phần trên và phần dưới của gà. Để gà ngấm khoảng 30 phút.
Bước 6: Bật lò nhiệt độ 200oC rồi cho và vào lò nướng khoảng 40 phút hoặc đến khi dùng tăm châm lên mình gà thấy gà không bị chảy nước đỏ là gà chín. Trong lúc nướng thỉnh thoảng rưới phần nước sốt còn dư lên mình gà để gà không bị khô.
Bước 7: Gà quay chín cắt miếng vừa ăn, ăn kèm với dưa leo cùng nước tương ớt.
Món gà quay tại nhà ngon như ngoài hàng bạn nhé. Nhìn thật hấp dẫn phải không?
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món gà quay!
Hương Quý(Eva)
Nguyên liệu:
- Gà ta làm sạch: 1,5 kg
- Ngũ vị hương: 1-2 gói
- Bột hạt điều: 2 thìa cà phê
- Mật ong: 3 thìa cà phê
- Đường: 1 thìa cà phê
- Muối: 1 thìa cà phê
- Nước ép tỏi: 3 thìa cà phê
- Dầu ăn: 3 thìa cà phê
- Hoa hồi và quế: vài cái
Cách làm:
Bước 1: Hòa nước ép tỏi cùng các gia vị trên vào bát con (để ép được nước cốt tỏi bạn chỉ cần bóc vỏ giã dập rồi vắt lấy ít nước cốt).
Bước 2: Đun một ít nước sôi cùng 1 thìa cà phê muối, rồi cho gà đã làm sạch vào âu, đổ nước sôi lên mình gà cho da săn lại.
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp ướp lên mình gà, vào bụng, cánh cho đều.
Bước 4: Cho hoa hồi vào trong bụng gà.
Bước 5: Dùng que xiên giữ chặt phần trên và phần dưới của gà. Để gà ngấm khoảng 30 phút.
Bước 6: Bật lò nhiệt độ 200oC rồi cho và vào lò nướng khoảng 40 phút hoặc đến khi dùng tăm châm lên mình gà thấy gà không bị chảy nước đỏ là gà chín. Trong lúc nướng thỉnh thoảng rưới phần nước sốt còn dư lên mình gà để gà không bị khô.
Bước 7: Gà quay chín cắt miếng vừa ăn, ăn kèm với dưa leo cùng nước tương ớt.
Món gà quay tại nhà ngon như ngoài hàng bạn nhé. Nhìn thật hấp dẫn phải không?
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món gà quay!
Hương Quý(Eva)
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
Bố cục nhà ở theo phong thủy
Đối với một ngôi nhà mà nói, nếu như coi môi trường bên ngoài là "đại phong thủy" thì bên trong nhà ở chính là "tiểu phong thủy". Nói cách khác, có thể phân ra làm “môi trường bên ngoài” và "môi trường bên trong" của căn nhà. Nếu so sánh từ góc độ năng lượng mạnh hay yếu, môi trường bên trong không mạnh bằng môi trường bên ngoài, tuy nhiên trong thực tế thì môi trường bên trong lại có ảnh hưởng trực tiếp lớn hơn môi trường bên ngoài ngôi nhà.
Nhất là khi chúng ta ở trong trạng thái hoàn toàn không có chút phòng bị nào, ví dụ như khi ngủ thì môi trường trong nhà gần chúng ta nhất sẽ có ảnh hưởng vô cùng tập trung. Sự ảnh hưởng của nguồn năng lượng khoảng cách gần là rất lớn, bởi vậy cách bài trí trong phòng sao cho phù hợp với phong thuy là vô cùng quan trọng.
“Dương trạch tam yếu” là tác phẩm nổi tiếng của một nhà phong thủy học người TQ cổ, ông chủ yếu lấy 3 tổ hợp đại môn (cửa), chủ phòng (chủ), táo gian (bếp) để nghiên cứu cát hung của một căn nhà. 3 yếu tố này ứng với nhà cửa là mối quan hệ giữa các phương hướng của cửa chính, phương vị của phòng ngủ gia chủ và phương vị của gian bếp. Nói cụ thể, những người khác nhau thì cũng có yêu cầu về phương vị 3 yếu tố không giống nhau .
Cửa nhà:
- Hướng của cửa nhà: Cổ nhân dựa trên phương hướng của cửa nhà, phân căn nhà làm 8 loại. Mỗi loại nhà đều có sự phân biệt giữa tọa và hướng. Tọa và hướng được quyết định bới phương hướng của cửa nhà. Nói một cách đơn giản thì phần chủ thể phía sau ngôi nhà được gọi là tọa và phần phía trước mặt của cửa chính nhà hướng tới chính là hướng.
Ví dụ nếu như tòa nhà có cửa hướng Nam thì nằm ở phía Bắc, tục ngữ gọi là tọa Bắc triêu Nam. Tọa và hướng của căn nhà luôn luôn đối nhau. Tọa ở phương vị nào thì nhà được gọi là nhà đó, ví dụ như nhà tọa Bắc triêu Nam thì được gọi là Khảm trạch.
- Điều kỵ úy khi chọn hướng nhà: Chức năng chủ yếu của nhà ở là “nạp khí”, bởi vậy trước mặt cửa nhà tốt nhất nên sạch sẽ, vui vẻ và ấm cúng. Nếu như có rác, nhà vệ sinh, cống nước v.v.. thì sẽ hút những luồng khí ô nhiễm, không có lợi cho vận may chủ nhà. Ngoài ra, nhà đối diện với những cửa chính cửa sau, cửa sổ của các công trình khác; nhà đối diện với cột điện, góc tường cũng phạm phải đại kỵ.
Phòng ngủ:
Phương vị của phòng ngủ được dựa theo phương vị may mắn của bạn. Lấy phòng ngủ làm một đơn vị (coi phòng ngủ là 1 căn nhà nhỏ), nếu như cửa và giường cùng nằm trên phương vị may mắn thì tốt. Ngoài ra, có những vấn đề sau cũng không nên coi nhẹ:
- Cửa phòng ngủ không nên quá rộng. Cửa là nơi người nhà và bạn bè đi qua đi lại, loại khí này không có lợi cho phong thuỷ phòng ngủ. Hơn nữa âm thanh từ bên ngoài vào cũng ồn ã , trong khi phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, cần yên tĩnh riêng tư.
- Cửa phòng ngủ không được đối diện với nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh luôn có khí ô nhiễm và uế khí, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài khí chủ nhà. Ngoài ra luồng khí ẩm lạnh cũng nguy hại đến sức khoẻ con người. Nếu gặp trường hợp này thì cần tiến hành xử lí dựa theo nguyên lý chuyển hoá năng lượng.
- Phòng ngủ không được liền hoặc đối diện với nhà bếp. Nhà bếp chứa nhiều khí nóng, theo lời cổ nhân, nhà vệ sinh là thuần âm chi địa, nhà bếp là thuần dương chi địa, đều là nơi âm dương không điều hoà. Bởi vậy cửa nhà bếp không nên đối diện với phòng ngủ. Phòng ngủ và nhà bếp liền cạnh cũng không có lợi cho phong thuỷ phòng ngủ, nếu đầu giường hướng về bếp thì còn nguy hơn.
- Hình dạng phòng ngủ nên vuông vắn. Có một số người tìm kiếm sự mới lạ thị giác, tạo những đường chéo/ dốc trong phòng ngủ, mà không biết rằng hình thái không vuông vắn bản thân nó là một loại năng lượng chuyển động. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu yên tĩnh, an bình của phòng ngủ. Đơn giản, vuông vắn, bình ổn, yên tĩnh mới là tư tưởng chủ đạo cho phòng ngủ.
- Cửa phòng ngủ không được đối diện với gương. Gương trong phong thuỷ thường được gọi là công cụ “ hoá sát giải tai”, cũng là vật có thể tham gia cùng môi trường chuyển hoá năng lượng. Gương nằm đối diện phòng ngủ giống như một đôi mắt đang mở to, không hợp với phòng ngủ. Kỳ thực gương cũng không được đặt đối diện với giường. Cổ nhân gọi loại năng lượng này là “kính sát” và chỉ ra rằng: bất lợi cho phòng ngủ.
- Phòng ngủ không nên đặt quá nhiều thực vật: Cổ nhân cho rằng thực vật dễ tập trung “âm khí” (loại năng lượng không có lợi cho con người). Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh thực vật vào buổi tối sẽ hút khí 02 và thải CO2 do đó chỉ nên trang trí phòng ngủ bằng một vài chậu cây nhỏ để trang trí và làm cảnh là tốt nhất.
- Không để xà ngang ép đầu giường: Phong thuỷ coi xà ngang cũng là một loại sát khí (năng lượng ác tính) . Nó có năng lượng áp bức và chìm về dưới. Xà ngang ép đầu giường, khiến cho chủ nhà ngủ không ngon, thường gặp ác mộng, đau đầu, chóng mặt .v.v..
- Đầu giường nên dựa tường: Đầu giường cần ổn định. Hơn nữa khi đầu giường không tựa vào đâu cả thì sẽ có không gian cho luồng năng lượng lưu động. Khí lưu động là điều kị uý trong phong thuỷ phòng ngủ.
- Màu phòng ngủ nên nhẹ nhàng và dịu, nên tránh sử dụng các màu nóng, các gam màu dễ gây kích thích thần kinh.
Phong thuỷ nhà bếp:
- Nên đặt bếp ở hướng may mắn.
- Cửa nhà bếp kỵ đối diện với cửa chính và cửa nhà vệ sinh. Nguồn năng lượng của cửa chính, nhà vệ sinh, nhà bếp đều tương đối mạnh, giữa các phòng tốt nhất không nên có liên quan gì đến nhau, không động chạm gì đến nhau mới là tốt. Hơn nữa, luồng năng lượng của chúng đều có liên quan đến tin tức sinh mệnh của chủ nhân, nếu như năng lượng giữa các phòng gặp mâu thuẫn thì sự bất lợi sẽ chuyển sang chính chủ, dẫn đến vận may bay mất.
- Nhà bếp kỵ gió. Tin tức năng lượng trong phòng bếp thuộc Hoả, là Dương kháng chi sở, Gió trong ngũ hành thuộc Mộc, Mộc sinh Hoả đáng ra là việc tốt, nhưng cổ nhân cho rằng, nhà bếp là Dương kháng chi sở, hay nói cách khác, “dương chi cực hĩ”, nơi này mà còn sinh thêm Hoả thì quá độ. Đứng trên phương diện khoa học mà nói, thì gió nhà bếp quá lớn không an toàn.
- Những kỵ uý khác: Thu gọn đơn giản trong nhà bếp là tốt nhất. Bếp lò không nên đặt dưới xà ngang. Bếp không được hướng về cửa...
Trên đây là những trình bày về cửa, chủ, bếp 3 nguyên tố chính, hi vọng rằng nó có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình thiết kế bố trí nhà và phương vị các phòng sao cho hợp lý.
Phong thủy phòng khách :
Bố trí phong thủy phòng khách tương đối phức tạp, đầu tiên là vì diện tích phòng khách thường lớn, cần bài trí nhiều đồ gia dụng và những thứ khác như là bàn khách, cốc trà, đồ trang trí, thiết bị điện .v.v.. Kì thực, nếu như nghiêm khắc dựa trên phương pháp bố cục phong thủy phòng khách, chủ nhân khác nhau thì có yêu cầu về cách sắp đặt sẽ khác nhau. Bởi vậy rất khó có thể nói rõ ràng từng trường hợp. Do đó, qua bài viết ngắn này chỉ có thể tường thuật lại những kiến thức cơ bản cho bạn đọc vậy.
1. Phòng khách ưa vòng quanh, kỵ trực xung: Phái “lí khí” phong thủy cổ đại nghiên cứu sâu nhất về sự quay lại, vòng quanh, bao bọc của trường khí; cho rằng trường khí này có tác dụng tu dưỡng và bổ sung cho con người. Nếu như giữa cửa chính và phòng khách, có một khu đệm hoặc lối đi thì có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nếu như cửa chính nối liền phòng khách, giữa cửa và phòng khách đặt bình phong, giá thấp để chặn lại, có thể hóa giải “xung”.
2. Phong thủy phòng khách trước tiên phải có đủ ánh sáng: Lan can không nên đặt quá nhiều đồ vật chặn ánh sáng, màu sắc trên tường cũng không quá thẫm quá tối, khí phải được thông suốt, tối kỵ đặt phòng khách ở nơi có không khí tù túng, chật hẹp.
3. Phòng khách không nên có xà ngang: Cổ nhân cho rằng phòng khách có xà ngang thì không may mắn. Bởi vì người đứng dưới xà ngang luôn cảm thấy bị đè nén, tinh thần hoảng hốt, vận may không được đánh thức. Tình hình này rất dễ giải quyết, chỉ cần dùng trần giả hay vật trang trí che xà ngang lại là được.
4. Màu sắc phòng khách: Màu sắc trong phòng khách không nên lòe loẹt phức tạp, nên dùng những gam màu cơ bản thống nhất. Phong thủy học dựa trên phương hướng khác nhau mà thiết kế màu sắc khác nhau cho phù hợp:
Cửa hướng Đông Nam: Phòng khách theo đuổi sự sáng sủa, có thể dùng gam màu trắng sáng
Cửa hướng Đông: Phòng khách theo đuổi sắc quang trung hoà, không nên qúa sáng . Gam màu trắng không chiếm hơn một phần tư tổng diện tích màu , 3 mặt đều có cửa sổ lớn thì không may mắn.
Cửa hướng Tây Nam: Thiết kế phòng khách không nên quá rộng, dùng màu lấy trắng, vàng đất và màu cà phê thì lợi.
Cửa hướng Bắc: Phòng khách không nên có quá nhiều khoảng trống, bởi vì nếu như không gian không dùng đến nhiều thì càng dễ đem lại khả năng tai nạn về lửa.
Cửa hướng Nam: Phòng khách có thể dùng gam màu lạnh, không cần quá bắt mắt.
Cửa hướng Đông Bắc: Gia dụng phòng khách cần phong cách đồ sộ, ưa dùng màu vàng, màu gỗ thuần, không gian ưa rộng rãi.
Cửa hướng Tây Bắc: Phòng khách nên rộng rãi, dùng màu xanh nhạt, thiên thanh.
5. Phòng khách nên dùng nhiều đồ trang trí dạng tròn: Vật dạng tròn sản sinh loại năng lượng viên hòa, dung hợp, hoạt bát, có lợi cho giao lưu giữa người với người
6. Phòng khách nên ở phía trước nhất của căn nhà: Bởi vì phòng khách là nơi tiếp đãi rất nhiều người, nhân tạp trường loạn, trường này không dung hợp với trường phòng ngủ hay nhà bếp, bởi vậy cần đặt nó ở ngay trước nhất của căn nhà.
Phong thủy phòng đọc sách:
Phòng sách là nơi người lớn và trẻ em đọc sách và học tập, ngoài cần yên tĩnh và sáng sủa thì còn cần chú ý những điểm sau:
1. Bàn không nên đặt giữa phòng: Nếu đặt giữa phòng, 4 bề đều trống, hữu hư vô thật, cô lập vô viên, khiến cho tinh thần con người khó tập trung, bay bổng đẩu đâu.
2. Bàn nên hướng về cửa: Cửa là khí khẩu, có thể nạp linh khí, sắp bàn hướng về cửa khiến đầu óc tỉnh táo thông minh. Nhưng có 1 điều, bàn không được trực tiếp đối diện với cửa.
3. Bàn không nên quay lưng về cửa hoặc cửa sổ: Bàn tốt nhất nên dựa vào tường làm núi tựa ( cổ gọi là Lạc san), nếu quay lưng với cửa hoặc cửa sổ, gọi là lưng không núi tựa, không thể thăng cấp, công việc học tập chậm trễ.
Phong thủy trong nhà và cuộc sống hàng ngày của chúng ta rất gần gũi, bởi vậy ảnh hưởng của chúng cũng mạnh mẽ và lâu dài. Có thể nói, thiết kế trong nhà đối với sự nghiệp, học vấn, sức khỏe.v.v. mang rất nhiều ý nghĩa. Mong rằng tài liệu tham khảo trên có thể giúp ích cho bạn
Ban ve Phong thuy
Trên đây là những trình bày về cửa, chủ, bếp 3 nguyên tố chính, hi vọng rằng nó có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình thiết kế bố trí nhà và phương vị các phòng sao cho hợp lý.
Phong thủy phòng khách :
Bố trí phong thủy phòng khách tương đối phức tạp, đầu tiên là vì diện tích phòng khách thường lớn, cần bài trí nhiều đồ gia dụng và những thứ khác như là bàn khách, cốc trà, đồ trang trí, thiết bị điện .v.v.. Kì thực, nếu như nghiêm khắc dựa trên phương pháp bố cục phong thủy phòng khách, chủ nhân khác nhau thì có yêu cầu về cách sắp đặt sẽ khác nhau. Bởi vậy rất khó có thể nói rõ ràng từng trường hợp. Do đó, qua bài viết ngắn này chỉ có thể tường thuật lại những kiến thức cơ bản cho bạn đọc vậy.
1. Phòng khách ưa vòng quanh, kỵ trực xung: Phái “lí khí” phong thủy cổ đại nghiên cứu sâu nhất về sự quay lại, vòng quanh, bao bọc của trường khí; cho rằng trường khí này có tác dụng tu dưỡng và bổ sung cho con người. Nếu như giữa cửa chính và phòng khách, có một khu đệm hoặc lối đi thì có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nếu như cửa chính nối liền phòng khách, giữa cửa và phòng khách đặt bình phong, giá thấp để chặn lại, có thể hóa giải “xung”.
2. Phong thủy phòng khách trước tiên phải có đủ ánh sáng: Lan can không nên đặt quá nhiều đồ vật chặn ánh sáng, màu sắc trên tường cũng không quá thẫm quá tối, khí phải được thông suốt, tối kỵ đặt phòng khách ở nơi có không khí tù túng, chật hẹp.
3. Phòng khách không nên có xà ngang: Cổ nhân cho rằng phòng khách có xà ngang thì không may mắn. Bởi vì người đứng dưới xà ngang luôn cảm thấy bị đè nén, tinh thần hoảng hốt, vận may không được đánh thức. Tình hình này rất dễ giải quyết, chỉ cần dùng trần giả hay vật trang trí che xà ngang lại là được.
4. Màu sắc phòng khách: Màu sắc trong phòng khách không nên lòe loẹt phức tạp, nên dùng những gam màu cơ bản thống nhất. Phong thủy học dựa trên phương hướng khác nhau mà thiết kế màu sắc khác nhau cho phù hợp:
Cửa hướng Đông Nam: Phòng khách theo đuổi sự sáng sủa, có thể dùng gam màu trắng sáng
Cửa hướng Đông: Phòng khách theo đuổi sắc quang trung hoà, không nên qúa sáng . Gam màu trắng không chiếm hơn một phần tư tổng diện tích màu , 3 mặt đều có cửa sổ lớn thì không may mắn.
Cửa hướng Tây Nam: Thiết kế phòng khách không nên quá rộng, dùng màu lấy trắng, vàng đất và màu cà phê thì lợi.
Cửa hướng Bắc: Phòng khách không nên có quá nhiều khoảng trống, bởi vì nếu như không gian không dùng đến nhiều thì càng dễ đem lại khả năng tai nạn về lửa.
Cửa hướng Nam: Phòng khách có thể dùng gam màu lạnh, không cần quá bắt mắt.
Cửa hướng Đông Bắc: Gia dụng phòng khách cần phong cách đồ sộ, ưa dùng màu vàng, màu gỗ thuần, không gian ưa rộng rãi.
Cửa hướng Tây Bắc: Phòng khách nên rộng rãi, dùng màu xanh nhạt, thiên thanh.
5. Phòng khách nên dùng nhiều đồ trang trí dạng tròn: Vật dạng tròn sản sinh loại năng lượng viên hòa, dung hợp, hoạt bát, có lợi cho giao lưu giữa người với người
6. Phòng khách nên ở phía trước nhất của căn nhà: Bởi vì phòng khách là nơi tiếp đãi rất nhiều người, nhân tạp trường loạn, trường này không dung hợp với trường phòng ngủ hay nhà bếp, bởi vậy cần đặt nó ở ngay trước nhất của căn nhà.
Phong thủy phòng đọc sách:
Phòng sách là nơi người lớn và trẻ em đọc sách và học tập, ngoài cần yên tĩnh và sáng sủa thì còn cần chú ý những điểm sau:
1. Bàn không nên đặt giữa phòng: Nếu đặt giữa phòng, 4 bề đều trống, hữu hư vô thật, cô lập vô viên, khiến cho tinh thần con người khó tập trung, bay bổng đẩu đâu.
2. Bàn nên hướng về cửa: Cửa là khí khẩu, có thể nạp linh khí, sắp bàn hướng về cửa khiến đầu óc tỉnh táo thông minh. Nhưng có 1 điều, bàn không được trực tiếp đối diện với cửa.
3. Bàn không nên quay lưng về cửa hoặc cửa sổ: Bàn tốt nhất nên dựa vào tường làm núi tựa ( cổ gọi là Lạc san), nếu quay lưng với cửa hoặc cửa sổ, gọi là lưng không núi tựa, không thể thăng cấp, công việc học tập chậm trễ.
Phong thủy trong nhà và cuộc sống hàng ngày của chúng ta rất gần gũi, bởi vậy ảnh hưởng của chúng cũng mạnh mẽ và lâu dài. Có thể nói, thiết kế trong nhà đối với sự nghiệp, học vấn, sức khỏe.v.v. mang rất nhiều ý nghĩa. Mong rằng tài liệu tham khảo trên có thể giúp ích cho bạn
Ban ve Phong thuy
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Vịt kho gừng - Ăn ngon dễ làm
Không gì thú vị hơn một bữa cơm với thịt vịt kho gừng nóng nóng cay cay, nếu ăn kèm canh chua thì càng tuyệt.
Món vịt kho gừng sẽ là một trải nghiệm vị giác thú vị cho cả gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- ½ con vịt làm sạch lông
- 1 củ gừng, 1 trái ớt sừng
- Tỏi băm, hành khô băm
- Nước mắm ngon, nước màu đường, gia vị.
Thực hiện:
Bước 1: Gừng gọt vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi. Ớt xắt khoanh mỏng.
Bước 2: Vịt chà rửa với rượu trắng cho không bị hôi lông. Chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Ướp vịt với ít tỏi băm, hành khô băm, ½ lượng gừng, 1 muỗng canh nước mắm ngon, ½ muỗng canh đường.
Bước 4: Phi thơm tỏi trong chảo dầu rồi cho chỗ gừng còn lại vào xào.
Bước 5: Khi gừng hơi vàng (đừng để vàng quá) thì cho thịt vịt vào xào săn. Cho vào ít nước màu, nêm nước mắm, đường, hạt nêm sao cho vừa ăn.
Bước 6: Cho nước vào xâm xấp mặt vịt, kho với lửa riu riu cho vịt thật mềm và thấm.
Bước 7: Thêm ớt xắt vào nồi vịt kho.
Bước 8: Kho đến khi nước hơi cạn là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cho vịt kho gừng ra bát rồi cùng cả nhà thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công với món vịt kho gừng!
Trâm Đỗ(Eva)
Món vịt kho gừng sẽ là một trải nghiệm vị giác thú vị cho cả gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- ½ con vịt làm sạch lông
- 1 củ gừng, 1 trái ớt sừng
- Tỏi băm, hành khô băm
- Nước mắm ngon, nước màu đường, gia vị.
Thực hiện:
Bước 1: Gừng gọt vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi. Ớt xắt khoanh mỏng.
Bước 2: Vịt chà rửa với rượu trắng cho không bị hôi lông. Chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Ướp vịt với ít tỏi băm, hành khô băm, ½ lượng gừng, 1 muỗng canh nước mắm ngon, ½ muỗng canh đường.
Bước 4: Phi thơm tỏi trong chảo dầu rồi cho chỗ gừng còn lại vào xào.
Bước 5: Khi gừng hơi vàng (đừng để vàng quá) thì cho thịt vịt vào xào săn. Cho vào ít nước màu, nêm nước mắm, đường, hạt nêm sao cho vừa ăn.
Bước 6: Cho nước vào xâm xấp mặt vịt, kho với lửa riu riu cho vịt thật mềm và thấm.
Bước 7: Thêm ớt xắt vào nồi vịt kho.
Bước 8: Kho đến khi nước hơi cạn là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cho vịt kho gừng ra bát rồi cùng cả nhà thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công với món vịt kho gừng!
Trâm Đỗ(Eva)
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013
Các Thực phẩm giúp bà bầu giảm stress
Mẹ bầu hãy bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn để giảm stress nhé.
Bầu bí khiến người phụ nữ trở nên nặng nề, mệt mỏi và hay bị stress hơn, đặc biệt là trong tiết trời đang dần chuyển sang mùa hè oi bức. Sau đây là những loại thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng stress và tạo nên cảm giác thoải mái, dễ chịu.
1. Sữa
Sữa là một trong những sản phẩm giàu canxi và dồi dào vitamin B cung cấp những dưỡng chất cần thiết để phát triển xương và bảo vệ hệ thần kinh. Hơn nữa, hàm lượng protein trong sữa cũng rất cao có khả năng làm giảm stress, tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng, làm tăng hứng khởi và kích thích tâm trạng tươi vui, thoải mái.
2. Nước
Khi con người rơi vào tình trạng căng thẳng, cơ thể rất dễ bị mất nước. Vì vậy, các mẹ cần nạp ngay thức uống thiết yếu này để bổ sung giúp cơ thể chống đỡ được các tác nhân gây mệt mỏi. Đây cũng là một liệu pháp thiên nhiên đơn giản và hiệu quả nhất đấy các mẹ ạ.
3. Sữa chua
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ. Chính vì sữa chua giàu protein nên có thể duy trì cảm giác hưng phấn, vui vẻ trong thời gian dài bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ chất carbohydrate trong máu.
4. Cá
Cá không chỉ là một chiến binh chống stress hiệu quả mà còn rất tốt cho não và tim mạch. Chất béo omega 3 dồi dào trong cá cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.
Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý nên hạn chế ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá kình, cá đao, cá mú.
5. Chocolate
Chocolate sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn bằng cách giải phóng các endorphin (một hoạt chất tự nhiên tạo cảm giác thoả mãn và khoẻ khoắn). Ngoài ra, ăn chocolate còn làm tăng nồng độ serotonine, có khả năng điều hòa tính khí và giấc ngủ cho mỗi người, chống lại sự mệt mỏi, u uất. Không chỉ có vậy, trong chocolate còn chứa nhiều polyphenol giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào.
6. Dâu tây
Những trái dâu tây không chỉ đẹp mắt, ngon miệng, giúp mẹ bầu giải khát hiệu quả mà chúng còn chứa các chất chống oxy hóa cần thiết cho bộ não. Bên cạnh đó, dâu tây cũng chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Điều này sẽ làm dịu và cân bằng thần kinh, giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi.
7. Khoai lang
Khoai lang là một món ăn dân dã, giá thành khá rẻ mà lợi ích chúng ta có được từ chúng lại vô cùng lớn. Khoai lang là loại thực phẩm chứa rất nhiều carbonhydrate đóng vai trò kích thích tụy sản xuất insulin. Chất insulin sẽ làm cân bằng lượng đường và axít amino trong máu. Khoai lang còn giúp gia tăng hàm lượng seratonin, chất có nhiệm vụ tạo cảm giác thoải mái và điều hành giấc ngủ bình yên cho cơ thể.
8. Quả việt quất
Quả việt quất và nước ép quả việt quất rất hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Nó có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày nhờ khả năng cải thiện đường ruột và dạ dày.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong quả việt quất rất cao giúp cho cơ thể có thể dễ dàng đối phó với các mức độ căng thẳng khác nhau. Đặc biệt, chất xơ trong những quả việt quất này chiếm phần trăm tương đối lớn có tác dụng rất bổ ích trong việc giảm nồng độ đường trong máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kích thích não bộ gây ra các phản ứng liên quan đến tinh thần bởi sự dao động máu nhiều hay ít, nhanh hay chậm.
9. Quả óc chó
Quả óc chó giúp tăng cường cơ bắp trong thời kỳ mang thai, giảm mệt mỏi cho các mẹ trong giai đoạn bầu bí. Ngoài ra, quả óc chó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ có hiệu quả diệt khuẩn.
Không chỉ có vậy, quả óc chó còn chứa rất nhiều axít béo omega-3 tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Omega-3 giúp cho hệ thần kinh có thể hoạt động tốt và hoàn chỉnh nhất. Nếu não bộ bị thiếu đi loại chất axit béo này mẹ bầu sẽ cảm thấy tâm trạng bất ổn và lo lắng.
10. Cam
Cam là loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin C, axit folic và các chất xơ rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Trong những ngày hè nắng nóng thế này các mẹ hãy thay đổi những nước uống có ga có sẵn hoặc loại đồ uống đóng hộp bằng một cốc nước cam mát lạnh vừa giúp giải tỏa căng thẳng, lại còn mang đên một làn da tươi tắn và khỏe mạnh.
11. Chuối
Chuối là một nguồn thực phẩm giàu magiê có khả năng cải thiện những vấn đề liên quan đến thần kinh như stress và rối loạn tâm lý, luôn cảm thấy lo lắng. Hấp thụ đủ magiê sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng và ngủ ngon.
Theo Eva
Bầu bí khiến người phụ nữ trở nên nặng nề, mệt mỏi và hay bị stress hơn, đặc biệt là trong tiết trời đang dần chuyển sang mùa hè oi bức. Sau đây là những loại thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng stress và tạo nên cảm giác thoải mái, dễ chịu.
1. Sữa
Sữa là một trong những sản phẩm giàu canxi và dồi dào vitamin B cung cấp những dưỡng chất cần thiết để phát triển xương và bảo vệ hệ thần kinh. Hơn nữa, hàm lượng protein trong sữa cũng rất cao có khả năng làm giảm stress, tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng, làm tăng hứng khởi và kích thích tâm trạng tươi vui, thoải mái.
2. Nước
Khi con người rơi vào tình trạng căng thẳng, cơ thể rất dễ bị mất nước. Vì vậy, các mẹ cần nạp ngay thức uống thiết yếu này để bổ sung giúp cơ thể chống đỡ được các tác nhân gây mệt mỏi. Đây cũng là một liệu pháp thiên nhiên đơn giản và hiệu quả nhất đấy các mẹ ạ.
3. Sữa chua
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ. Chính vì sữa chua giàu protein nên có thể duy trì cảm giác hưng phấn, vui vẻ trong thời gian dài bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ chất carbohydrate trong máu.
4. Cá
Cá không chỉ là một chiến binh chống stress hiệu quả mà còn rất tốt cho não và tim mạch. Chất béo omega 3 dồi dào trong cá cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.
Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý nên hạn chế ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá kình, cá đao, cá mú.
5. Chocolate
Chocolate sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn bằng cách giải phóng các endorphin (một hoạt chất tự nhiên tạo cảm giác thoả mãn và khoẻ khoắn). Ngoài ra, ăn chocolate còn làm tăng nồng độ serotonine, có khả năng điều hòa tính khí và giấc ngủ cho mỗi người, chống lại sự mệt mỏi, u uất. Không chỉ có vậy, trong chocolate còn chứa nhiều polyphenol giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào.
6. Dâu tây
Những trái dâu tây không chỉ đẹp mắt, ngon miệng, giúp mẹ bầu giải khát hiệu quả mà chúng còn chứa các chất chống oxy hóa cần thiết cho bộ não. Bên cạnh đó, dâu tây cũng chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Điều này sẽ làm dịu và cân bằng thần kinh, giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi.
7. Khoai lang
Khoai lang là một món ăn dân dã, giá thành khá rẻ mà lợi ích chúng ta có được từ chúng lại vô cùng lớn. Khoai lang là loại thực phẩm chứa rất nhiều carbonhydrate đóng vai trò kích thích tụy sản xuất insulin. Chất insulin sẽ làm cân bằng lượng đường và axít amino trong máu. Khoai lang còn giúp gia tăng hàm lượng seratonin, chất có nhiệm vụ tạo cảm giác thoải mái và điều hành giấc ngủ bình yên cho cơ thể.
8. Quả việt quất
Quả việt quất và nước ép quả việt quất rất hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Nó có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày nhờ khả năng cải thiện đường ruột và dạ dày.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong quả việt quất rất cao giúp cho cơ thể có thể dễ dàng đối phó với các mức độ căng thẳng khác nhau. Đặc biệt, chất xơ trong những quả việt quất này chiếm phần trăm tương đối lớn có tác dụng rất bổ ích trong việc giảm nồng độ đường trong máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kích thích não bộ gây ra các phản ứng liên quan đến tinh thần bởi sự dao động máu nhiều hay ít, nhanh hay chậm.
9. Quả óc chó
Quả óc chó giúp tăng cường cơ bắp trong thời kỳ mang thai, giảm mệt mỏi cho các mẹ trong giai đoạn bầu bí. Ngoài ra, quả óc chó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ có hiệu quả diệt khuẩn.
Không chỉ có vậy, quả óc chó còn chứa rất nhiều axít béo omega-3 tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Omega-3 giúp cho hệ thần kinh có thể hoạt động tốt và hoàn chỉnh nhất. Nếu não bộ bị thiếu đi loại chất axit béo này mẹ bầu sẽ cảm thấy tâm trạng bất ổn và lo lắng.
10. Cam
Cam là loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin C, axit folic và các chất xơ rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Trong những ngày hè nắng nóng thế này các mẹ hãy thay đổi những nước uống có ga có sẵn hoặc loại đồ uống đóng hộp bằng một cốc nước cam mát lạnh vừa giúp giải tỏa căng thẳng, lại còn mang đên một làn da tươi tắn và khỏe mạnh.
11. Chuối
Chuối là một nguồn thực phẩm giàu magiê có khả năng cải thiện những vấn đề liên quan đến thần kinh như stress và rối loạn tâm lý, luôn cảm thấy lo lắng. Hấp thụ đủ magiê sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng và ngủ ngon.
Theo Eva
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013
Các loại sinh tố mát lạnh cho ngày hè
Sinh tố cà rốt bí đỏ
Sinh tố cà rốt bí đỏ với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giải nhiệt mùa hè.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 300gr
- Cà rốt: 1 củ
- Sữa chua: 1 hộp
- Sữa đặc: 4 thìa ăn cơm
- Đường
Cách làm:
- Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ.
- Cho cà rốt, bí đỏ vào nồi hấp chín.
- Cho cà rốt, bí đỏ cùng 300ml nước vào cối say sinh tố.
- Thêm sữa chua, 4 thìa sữa đặc vào cùng cà rốt, bí đỏ rồi ấn nút say nhuyễn (tùy vào khẩu vị từng người mà có thể cho thêm đường).
- Rót ra cốc. Bạn có thể dùng ngay với một chút đá xay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh tùy ý nhé. Đảm bảo món sinh tố cà rốt bí đỏ sẽ khiến bạn thích thú vô cùng.
Sinh tố dưa bở
Thông thường dưa bở chỉ được trộn với đường và để ngăn mát ăn giải khát mùa hè nhưng có một món ít người làm là sinh tố dưa bở.
Nguyên liệu:
- Dưa bở
- Sữa chua
- Lá bạc hà
- Đường
Cách làm:
- Dưa bở mua về rửa sạch lớp vỏ rồi bổ đôi quả dưa bở ra. Dùng thìa lấy hết phần ruột ra ngoài.
- Lọc bỏ hạt giữ lại phần nước bên trong quả dưa bở.
- Gọt sạch vỏ dưa bở. Với một cốc sinh tố dưa bở thì chỉ cần hai miếng dưa là đủ.
- Cắt dưa thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay.
- Đổ nước dưa vào.
- Cho tiếp hộp sữa chua và hai chiếc lá bạc hà, thêm một chút đường và đá rồi bật máy xay nhuyễn.
Đổ ra cốc và mời cả nhà thưởng thức vị ngọt mát của sinh tố dưa bở ngay thôi.
Sinh tố bơ
Sau những giờ làm việc căng thẳng, nóng bức hãy tự thưởng cho mình một ly sinh tố bơ tươi ngon và bổ dưỡng nhé.
Nguyên liệu:
- Bơ: 2 quả
- Kem whipping: 100ml
- Sữa tươi: 150ml
- Sữa đặc: 150gr
Cách làm:
- Tách quả bơ làm đôi, bỏ hạt, dùng mũi dao khía caro rồi lấy thìa xúc lấy phần thịt bơ.
- Lượng thịt bơ thu được sau khi tách vỏ tầm 350gr.
- Cho sữa đặc.
- Rồi đến sữa tươi và kem whipping.
- Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cầm tay xay thật nhuyễn.
Với công thức này chúng ta không cần thêm đường vì đã có độ ngọt từ sữa đặc. Nếu muốn uống lạnh thì các bạn xay sinh tố bơ cùng với ít đá viên, còn để cho các bé ăn thì chỉ cần giảm độ ngọt bằng cách bớt khoảng 50gr sữa đặc các bạn nhé.
Theo Eva
Sinh tố cà rốt bí đỏ với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giải nhiệt mùa hè.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 300gr
- Cà rốt: 1 củ
- Sữa chua: 1 hộp
- Sữa đặc: 4 thìa ăn cơm
- Đường
Cách làm:
- Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ.
- Cho cà rốt, bí đỏ vào nồi hấp chín.
- Cho cà rốt, bí đỏ cùng 300ml nước vào cối say sinh tố.
- Thêm sữa chua, 4 thìa sữa đặc vào cùng cà rốt, bí đỏ rồi ấn nút say nhuyễn (tùy vào khẩu vị từng người mà có thể cho thêm đường).
- Rót ra cốc. Bạn có thể dùng ngay với một chút đá xay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh tùy ý nhé. Đảm bảo món sinh tố cà rốt bí đỏ sẽ khiến bạn thích thú vô cùng.
Sinh tố dưa bở
Thông thường dưa bở chỉ được trộn với đường và để ngăn mát ăn giải khát mùa hè nhưng có một món ít người làm là sinh tố dưa bở.
Nguyên liệu:
- Dưa bở
- Sữa chua
- Lá bạc hà
- Đường
Cách làm:
- Dưa bở mua về rửa sạch lớp vỏ rồi bổ đôi quả dưa bở ra. Dùng thìa lấy hết phần ruột ra ngoài.
- Lọc bỏ hạt giữ lại phần nước bên trong quả dưa bở.
- Gọt sạch vỏ dưa bở. Với một cốc sinh tố dưa bở thì chỉ cần hai miếng dưa là đủ.
- Cắt dưa thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay.
- Đổ nước dưa vào.
- Cho tiếp hộp sữa chua và hai chiếc lá bạc hà, thêm một chút đường và đá rồi bật máy xay nhuyễn.
Đổ ra cốc và mời cả nhà thưởng thức vị ngọt mát của sinh tố dưa bở ngay thôi.
Sinh tố bơ
Sau những giờ làm việc căng thẳng, nóng bức hãy tự thưởng cho mình một ly sinh tố bơ tươi ngon và bổ dưỡng nhé.
Nguyên liệu:
- Bơ: 2 quả
- Kem whipping: 100ml
- Sữa tươi: 150ml
- Sữa đặc: 150gr
Cách làm:
- Tách quả bơ làm đôi, bỏ hạt, dùng mũi dao khía caro rồi lấy thìa xúc lấy phần thịt bơ.
- Lượng thịt bơ thu được sau khi tách vỏ tầm 350gr.
- Cho sữa đặc.
- Rồi đến sữa tươi và kem whipping.
- Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cầm tay xay thật nhuyễn.
Với công thức này chúng ta không cần thêm đường vì đã có độ ngọt từ sữa đặc. Nếu muốn uống lạnh thì các bạn xay sinh tố bơ cùng với ít đá viên, còn để cho các bé ăn thì chỉ cần giảm độ ngọt bằng cách bớt khoảng 50gr sữa đặc các bạn nhé.
Theo Eva
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
Ba món ngon từ Hoa chuối
Hoa chuối là thứ rau dân dã nhưng lại được rất nhiều chị em ưa chuộng và mua về để chế biến món ăn. Mùa hè, hoa chuối lại càng được ưu ái. Có rất nhiều món ăn được nấu từ hoa chuối, chị em hãy tham khảo nhé!
Nộm hoa chuối tai lợn
Vị chua, cay, giòn, ngọt của món nộm hoa chuối sẽ khiến bữa cơm gia đình vào mùa hè trở nên vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Hoa chuối: 1 cái
- Tai lợn: 1 cái
- Giá đỗ, cà rốt bào sợi
- Lạc
- Chanh, ớt, tỏi (băm nhỏ nếu có); (vắt nước cốt chanh, ớt thái miếng nhỏ)
- Rau thơm các loại.
- Gia vị: Mì chính, đường, bột canh.
Cách làm:
- Hoa chuối rửa sạch, thái lát mỏng.
- Ngâm hoa chuối trong một chậu nước với một vài giọt chanh tươi.
- Tai lợn rửa sạch bằng nước muối rồi đem luộc chín, thái lát mỏng.
- Lạc rang chín, sau đó xát bỏ vỏ
- Rau thơm các loại rửa sạch rồi thái khoảng 1 cm.
- Hoa chuối sau khi ngâm bớt nhựa vớt ra rổ để ráo nước rồi cho vào một âu to. Lần lượt cho cà rốt, giá đỗ, 2-3 thìa đường, tai lợn vào trộn đều. Cuối cùng cho nước cốt chanh pha với một ít tỏi, ớt và bột canh rồi cho rau thơm vào trộn tiếp. Mỗi lần cho các nguyên liệu vào bạn nên trộn thật đều để nguyên liệu được ngấm gia vị.
- Cuối cùng cho một ít lạc giã dối vào đảo thêm một lúc rồi bày món nộm hoa chuối ra đĩa và thưởng thức.
Chạch nấu hoa chuối
Chạch nấu hoa chuối vốn là món ăn dân dã nhưng rất biết cách hấp dẫn người thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Cá chạch: 300g
- Hoa chuối: 1 cái
- Thịt ba chỉ: 200g
- Nghệ, bột nêm, hành hoa, rau răm, tía tô, lá lốt, ớt, cà chua, mẻ (có thể thay bằng tai chua, me..), chanh, hành khô, hạt tiêu
Cách làm:
Chạch cho muối vào bóp kỹ cho sạch hết nhớt. Dùng kéo cắt bỏ đầu, đuôi, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo nước rồi ướp với 2 thìa bột nêm, tiêu, ớt thái lát, vài miếng cà chua.
Nghệ giã nhỏ, lọc lấy 1 bát ăn cơm nước.
Mẻ cho vào lọc, lấy 1 bát con nước (tuỳ khẩu vị, thích chua thì cho nhiều mẻ).
- Thịt ba chỉ thái miếng mỏng.
- Hoa chuối bóc bỏ phần vỏ già bên ngoài, dùng dao sắc thái lát thật mỏng, cho vào chậu nước có pha giấm hoặc nước cốt chanh, ngâm cho trắng.
- Cho thịt ba chỉ vào đảo cho hơi cháy cạnh, phi thơm hành khô, cho cà chua vào đảo đều, trút cá chạch đã ướp vào đảo nhẹ tay cho săn, ngấm gia vị, cho nước mẻ, nước nghệ vào. Đậy vung, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút.
- Hoa chuối vớt ra, ráo nước. Đổ hoa chuối vào nồi om cùng với chạch. Đun vừa lửa để tất cả ngấm gia vị, chín mềm, hòa quyện vào nhau.
- Đun thêm 15 phút bắc ra, rắc hành hoa, tía tô, lá lốt, mùi tầu đã thái vào.
Thưởng thức món cá chạch nấu hoa chuối, màu sánh vàng, béo ngậy của chạch, cùng với vị chua, cay tê đầu lưỡi thì thật là tuyệt!
Bún bung hoa chuối
Hãy thử làm món bún này đãi cả nhà bữa sáng xem sao nhé!
Nguyên liệu:
- Bún: 1 kg
- Móng giò: 1 cái (400 gr)
- Sườn: 300 g
- Thịt chân giò (phần bắp): 300 gr
- Thịt nạc vai xay: 50 gr
- Nấm hương: 2-3 cái
- Mộc nhĩ: 2-3 tai
- Hoa chuối: 1 cái nhỏ
- Lá lốt, hành lá
- Rau thơm: xà lách, húng, rau mùi, giá
- Mắm, gia vị, hạt nêm, hạt tiêu, me
Cách làm:
- Móng giò, sườn lợn làm sạch, chặt nhỏ. Đun sôi nước rồi cho tất cả móng giò, thịt chân giò, sườn lợn vào chần qua. Sau đem rửa lại với nước lần nữa cho sạch.
- Cho tất cả vào một chiếc nồi rồi ướp cùng một ít hạt nêm, gia vị khoảng 1 tiếng. Cho tiếp nước vào ninh, khi thịt chân giò chín tới thì vớt ra để riêng, khi thịt nguội thì thái lát mỏng to bản.
- Tiếp tục đun cho móng giò và sườn được nhừ nhưng không nên đun quá nhũn mà vẫn móng giò vẫn còn giữ được độ giòn.
- Chuẩn bị một chậu nước có pha ít dấm. Hoa chuối bóc bỏ phần vỏ già, thái nhỏ rồi cho vào ngâm trong chậu nước pha giấm cho khỏi thâm (nên kê thớt trên miệng chậu nước, thái đến đâu thì dùng dao gạt ngay hoa chuối vào chậu nước, tránh không cho hoa chuối tiếp xúc lâu với không khí, nhựa hoa chảy ra sẽ làm hoa chuối bị thâm đen).
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ rồi trộn chung với thịt, hạt nêm, hạt tiêu, gia vị. Gói từng chút thịt vào lá lốt, làm hết chỗ thịt thì cho các cuốn chả lá lốt vào chảo dầu rán chín đều các mặt.
- Các loại rau thơm nhặt rửa sạch, ngâm qua nước muối. Sau vớt ra để cho ráo nước rồi thái nhỏ.
- Khi móng giò và sườn đã gần nhừ thì cho hoa chuối vào đun thêm khoảng 10 phút rồi rắc hành hoa và nêm thêm hạt nêm, gia vị cho vừa miệng (nếu muốn ăn nước dùng có vị chua thì thả vào nồi một quả me to, khi me nhừ thì vớt ra dằm nát, lọc lấy nước cốt cho trở lại nồi).
- Chần bún qua nước nóng rồi cho vào các bát tô, xếp lên trên bún vài cái chả lá lốt, vài lát thịt chân giò, vài miếng móng giò, sườn lợn, một ít rau sống.
Sau cùng múc nước dùng cùng hoa chuối dội lên trên là chúng ta đã có bát bún bung hoa chuối ngon tuyệt rồi.
Theo Eva.vn
Nộm hoa chuối tai lợn
Vị chua, cay, giòn, ngọt của món nộm hoa chuối sẽ khiến bữa cơm gia đình vào mùa hè trở nên vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Hoa chuối: 1 cái
- Tai lợn: 1 cái
- Giá đỗ, cà rốt bào sợi
- Lạc
- Chanh, ớt, tỏi (băm nhỏ nếu có); (vắt nước cốt chanh, ớt thái miếng nhỏ)
- Rau thơm các loại.
- Gia vị: Mì chính, đường, bột canh.
Cách làm:
- Hoa chuối rửa sạch, thái lát mỏng.
- Ngâm hoa chuối trong một chậu nước với một vài giọt chanh tươi.
- Tai lợn rửa sạch bằng nước muối rồi đem luộc chín, thái lát mỏng.
- Lạc rang chín, sau đó xát bỏ vỏ
- Rau thơm các loại rửa sạch rồi thái khoảng 1 cm.
- Hoa chuối sau khi ngâm bớt nhựa vớt ra rổ để ráo nước rồi cho vào một âu to. Lần lượt cho cà rốt, giá đỗ, 2-3 thìa đường, tai lợn vào trộn đều. Cuối cùng cho nước cốt chanh pha với một ít tỏi, ớt và bột canh rồi cho rau thơm vào trộn tiếp. Mỗi lần cho các nguyên liệu vào bạn nên trộn thật đều để nguyên liệu được ngấm gia vị.
- Cuối cùng cho một ít lạc giã dối vào đảo thêm một lúc rồi bày món nộm hoa chuối ra đĩa và thưởng thức.
Chạch nấu hoa chuối
Chạch nấu hoa chuối vốn là món ăn dân dã nhưng rất biết cách hấp dẫn người thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Cá chạch: 300g
- Hoa chuối: 1 cái
- Thịt ba chỉ: 200g
- Nghệ, bột nêm, hành hoa, rau răm, tía tô, lá lốt, ớt, cà chua, mẻ (có thể thay bằng tai chua, me..), chanh, hành khô, hạt tiêu
Cách làm:
Chạch cho muối vào bóp kỹ cho sạch hết nhớt. Dùng kéo cắt bỏ đầu, đuôi, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo nước rồi ướp với 2 thìa bột nêm, tiêu, ớt thái lát, vài miếng cà chua.
Nghệ giã nhỏ, lọc lấy 1 bát ăn cơm nước.
Mẻ cho vào lọc, lấy 1 bát con nước (tuỳ khẩu vị, thích chua thì cho nhiều mẻ).
- Thịt ba chỉ thái miếng mỏng.
- Hoa chuối bóc bỏ phần vỏ già bên ngoài, dùng dao sắc thái lát thật mỏng, cho vào chậu nước có pha giấm hoặc nước cốt chanh, ngâm cho trắng.
- Cho thịt ba chỉ vào đảo cho hơi cháy cạnh, phi thơm hành khô, cho cà chua vào đảo đều, trút cá chạch đã ướp vào đảo nhẹ tay cho săn, ngấm gia vị, cho nước mẻ, nước nghệ vào. Đậy vung, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút.
- Hoa chuối vớt ra, ráo nước. Đổ hoa chuối vào nồi om cùng với chạch. Đun vừa lửa để tất cả ngấm gia vị, chín mềm, hòa quyện vào nhau.
- Đun thêm 15 phút bắc ra, rắc hành hoa, tía tô, lá lốt, mùi tầu đã thái vào.
Thưởng thức món cá chạch nấu hoa chuối, màu sánh vàng, béo ngậy của chạch, cùng với vị chua, cay tê đầu lưỡi thì thật là tuyệt!
Bún bung hoa chuối
Hãy thử làm món bún này đãi cả nhà bữa sáng xem sao nhé!
Nguyên liệu:
- Bún: 1 kg
- Móng giò: 1 cái (400 gr)
- Sườn: 300 g
- Thịt chân giò (phần bắp): 300 gr
- Thịt nạc vai xay: 50 gr
- Nấm hương: 2-3 cái
- Mộc nhĩ: 2-3 tai
- Hoa chuối: 1 cái nhỏ
- Lá lốt, hành lá
- Rau thơm: xà lách, húng, rau mùi, giá
- Mắm, gia vị, hạt nêm, hạt tiêu, me
Cách làm:
- Móng giò, sườn lợn làm sạch, chặt nhỏ. Đun sôi nước rồi cho tất cả móng giò, thịt chân giò, sườn lợn vào chần qua. Sau đem rửa lại với nước lần nữa cho sạch.
- Cho tất cả vào một chiếc nồi rồi ướp cùng một ít hạt nêm, gia vị khoảng 1 tiếng. Cho tiếp nước vào ninh, khi thịt chân giò chín tới thì vớt ra để riêng, khi thịt nguội thì thái lát mỏng to bản.
- Tiếp tục đun cho móng giò và sườn được nhừ nhưng không nên đun quá nhũn mà vẫn móng giò vẫn còn giữ được độ giòn.
- Chuẩn bị một chậu nước có pha ít dấm. Hoa chuối bóc bỏ phần vỏ già, thái nhỏ rồi cho vào ngâm trong chậu nước pha giấm cho khỏi thâm (nên kê thớt trên miệng chậu nước, thái đến đâu thì dùng dao gạt ngay hoa chuối vào chậu nước, tránh không cho hoa chuối tiếp xúc lâu với không khí, nhựa hoa chảy ra sẽ làm hoa chuối bị thâm đen).
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ rồi trộn chung với thịt, hạt nêm, hạt tiêu, gia vị. Gói từng chút thịt vào lá lốt, làm hết chỗ thịt thì cho các cuốn chả lá lốt vào chảo dầu rán chín đều các mặt.
- Các loại rau thơm nhặt rửa sạch, ngâm qua nước muối. Sau vớt ra để cho ráo nước rồi thái nhỏ.
- Khi móng giò và sườn đã gần nhừ thì cho hoa chuối vào đun thêm khoảng 10 phút rồi rắc hành hoa và nêm thêm hạt nêm, gia vị cho vừa miệng (nếu muốn ăn nước dùng có vị chua thì thả vào nồi một quả me to, khi me nhừ thì vớt ra dằm nát, lọc lấy nước cốt cho trở lại nồi).
- Chần bún qua nước nóng rồi cho vào các bát tô, xếp lên trên bún vài cái chả lá lốt, vài lát thịt chân giò, vài miếng móng giò, sườn lợn, một ít rau sống.
Sau cùng múc nước dùng cùng hoa chuối dội lên trên là chúng ta đã có bát bún bung hoa chuối ngon tuyệt rồi.
Theo Eva.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)