Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban. Tuy có một số người không quan trọng và chú ý phong thủy nhưng họ cũng phải quan tâm đến thước đo Lỗ Ban.
Vậy, thước đo Lỗ Ban là gì? Có thể nói đây là những con số từ cây thước đo (có khi bằng thước dây), trên đó có biểu lộ những con số theo thứ tự và những vạch có sơn bằng màu đỏ (ý nghĩa tốt đẹp). Nguyên nhân của tín ngưỡng này có từ truyền thuyết về Lỗ Ban, nhân vật được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu. Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật. Lại có người nói Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống…
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.
Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.
Dù truyền thuyết có sự khác biệt nhất định nhưng đều nói về thướt đo Lỗ Ban cũng như những kinh nghiệm trong xây dựng, phong thủy mà ông truyền đạt lại cho đời sau.
Trong thước đo có nhiều vạch đỏ mang nhiều ý nghĩa các cung tốt đẹp khác nhau. Một vài các cung ví dụ như nạp phúc, đăng khoa… (là tốt), thất thoát, tự tuyệt (là xấu). Do đó các nhà xây dựng, nhất là thợ mộc đều coi trọng thước đo Lỗ ban này để làm nhà cửa cho tốt đẹp và mọi việc đều hanh thông. Ngoài những vạch xấu không nên dùng thì những vạch có chỉ số tốt đẹp cũng phải được dùng hợp lý. Ví dụ nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận),… đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số thước đo Lỗ ban như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).
Đối với các công ty thì dùng: thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)… đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)… đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)… Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người). Ngoài ra trong phòng ngủ gia chủ phải cần thêm một số vật khí phong thủy để tượng trưng cho sự tốt đẹp về đường con cái. Tuy không hẳn là 100% nhưng có thành tâm thì thiết nghĩ sẽ đạt được mong muốn. Ngoài ra, gia chủ nên nhớ một điều phải làm việc thiện cho chúng sanh. Vì sao? Đức Năng Thắng Số là chuyện có thật, vì vậy cần phối hợp đủ thứ để đạt được nguyện vọng tốt nhất!
Bảng tra cứu thước do Lỗ Ban tiên sinh Trung Quốc
Vậy, thước đo Lỗ Ban là gì? Có thể nói đây là những con số từ cây thước đo (có khi bằng thước dây), trên đó có biểu lộ những con số theo thứ tự và những vạch có sơn bằng màu đỏ (ý nghĩa tốt đẹp). Nguyên nhân của tín ngưỡng này có từ truyền thuyết về Lỗ Ban, nhân vật được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu. Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật. Lại có người nói Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống…
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.
Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.
Dù truyền thuyết có sự khác biệt nhất định nhưng đều nói về thướt đo Lỗ Ban cũng như những kinh nghiệm trong xây dựng, phong thủy mà ông truyền đạt lại cho đời sau.
Trong thước đo có nhiều vạch đỏ mang nhiều ý nghĩa các cung tốt đẹp khác nhau. Một vài các cung ví dụ như nạp phúc, đăng khoa… (là tốt), thất thoát, tự tuyệt (là xấu). Do đó các nhà xây dựng, nhất là thợ mộc đều coi trọng thước đo Lỗ ban này để làm nhà cửa cho tốt đẹp và mọi việc đều hanh thông. Ngoài những vạch xấu không nên dùng thì những vạch có chỉ số tốt đẹp cũng phải được dùng hợp lý. Ví dụ nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận),… đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số thước đo Lỗ ban như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).
Đối với các công ty thì dùng: thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)… đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)… đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)… Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người). Ngoài ra trong phòng ngủ gia chủ phải cần thêm một số vật khí phong thủy để tượng trưng cho sự tốt đẹp về đường con cái. Tuy không hẳn là 100% nhưng có thành tâm thì thiết nghĩ sẽ đạt được mong muốn. Ngoài ra, gia chủ nên nhớ một điều phải làm việc thiện cho chúng sanh. Vì sao? Đức Năng Thắng Số là chuyện có thật, vì vậy cần phối hợp đủ thứ để đạt được nguyện vọng tốt nhất!
Bảng tra cứu thước do Lỗ Ban tiên sinh Trung Quốc
Theo DiaOcOnline |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét