Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Một số tác dụng chính của nấm Linh chi

Mẹo vặt sức khỏe: Bạn biết gì về tác dụng của nấm Linh chi?

Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm và là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can, giải độc, cường tâm, kiện não , tiêu đờm, lợi niệu, ích vị, đi vào chi tiết thì nấm Linh chi có tác dụng chữa khá nhiều loại bệnh trọng yếu.

Tác dụng chính của nấm linh chi :

Giúp điều trị bệnh huyết áp
Phòng chữa bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết
Hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ
Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật
Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Chống béo phì
Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi
Điều hòa kinh nguyệt
Nấm Linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá..
Ảnh minh họa về nấm Linh chi

a. Tác dụng của nấm Linh Chi trên hệ miễn dịch:

Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.
Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.
Tác dụng như một chất ôxi hóa khử các gốc tự do trong cơ chế chống lão hóa, chống ung thư.
Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
Nấm Linh Chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng.

b. Tác dụng của nấm linh chi đối với các bệnh về tim mạch: 

Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao.
Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt.

c. Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ tiêu hoá:

Chứa nhóm Steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và ỉa chảy.

d. Tác dụng của nấm linh chi với bệnh tiểu đường:

Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
e. Tác dụng làm đẹp của nấm linh chi:
Nấm Linh Chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá…

f. Tác dụng chống ung thư của nấm linh chi:

Chất germanium loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể.

g. Tác dụng của nấm linh chi với hệ thần kinh:

Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh.
Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt

Trong các bài khác, mẹo vặt sức khỏe sẽ cố gắng đăng tải thêm các thông tin về Nấm Linh chi để độc giả có thêm thông tin tiện cho việc sử dụng.
TH

Kem Xoài mát lạnh giải nhiệt

Món kem xoài mát lạnh, thơm ngon sẽ giúp bạn xua đi cái nắng mùa hè. Đang trong dịp nghỉ lễ 30/4 , các mẹ các chị nào ko đi du lịch thì sẽ có rất nhiều thời gian rảnh. Vậy sao mọi người ko làm vài món kem cực chất  này để tự thưởng cho mình.
Tham khảo cách làm kem xoài dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

- 2 trái xoài to (450gr)
- 80gr đường (bạn có thể tăng hay giảm tùy theo vị ngọt sẵn của xoài)
- 1 muỗng canh mật ong
- 1 chút xíu muối
- 150ml sữa tươi
- 200ml kem whipping
- 1 muỗng cà phê vanilla.
Thực hiện:

Bước 1: Xoài bỏ vỏ bỏ hạt thái miếng, cho vào máy sinh tố cùng với tất cả nguyên liệu còn lại xay nhuyễn.
Bước 2: Cho hỗn hợp này vào hộp đậy nắp cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Bước 3: Cứ 1-2 tiếng bạn lấy kem ra trộn 1 lần cho kem không bị đá dăm bạn nhé. Như vậy bạn đã hoàn thành xong cách làm kem xoài thơm ngon cho cả nhà rồi.
Chúc bạn thành công với cách làm kem xoài thơm ngon cho gia đình!

Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Kem Nho khô mát lạnh

Mùa hè được thưởng thức món kem nho khô ngon mát thật thích. Cách làm kem nho khô rất đơn giản , bạn chỉ cần bỏ ra chút thời gian là có một cốc kem tuyệt ngon, mát lạnh, chất lượng cao làm bừng tỉnh cả người :)).
Nguyên liệu:

- 160ml kem whipping (Là loại kem tươi có nguồn gốc động vật, được làm từ sữa bò tươi. Chính vì thế Whipping cream có độ béo cao, vị ngậy, thơm của kem sữa và tan trong miệng. Whipping Cream không chứa đường (do được tách ra từ sữa bò tươi nguyên chất). Bạn có thể mua whipping cream rất nhiều ở các siêu thị.
- 150ml sữa tươi không đường
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 70gr nho khô
- 80gr đường
- 1 chút xíu muối
- 40ml rượu Rum
Thực hiện:

Bước 1: Nho ngâm vào rượu Rum 30 phút.

Bước 2: Lòng đỏ, đường cho vào âu đánh tan (bạn có thể dùng phới đánh tay không cần máy). Sau đó cho xíu muối, sữa tươi và kem vào trộn chung.
Bước 3: Bạn tiếp tục cho nho và rưọu Rum vào trộn đều.
Bước 4: Cho hỗn hợp này vào hộp nhựa, để vào ngăn đá tủ lạnh 1 tiếng, sau đó lấy ra dùng muỗng trộn lại rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cứ 1-2 tiếng bạn lấy kem ra trộn 1 lần cho đến khi kem đông.
Với cách làm kem nho khô tại nhà khá đơn giản, nhưng kem nho của bạn khá ngon và dẻo đặc biệt mùi thơm của Rum và vị ngọt của nho tạo ra 1 hương vị tuyệt vời.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm kem nho khô cho gia đình nhé!

Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

6 nguy hiểm khó lường khi dùng lò vi sóng

Ngày nay, lò vi sóng đang trở thành một thiết bị nhà bếp được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Việc dùng lò vi sóng sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng bên cạnh sự tiện lợi đó thì nó cũng đi kèm với những nguy hại mà chúng ta không lường trước được.

Dưới đây là 6 hệ lụy khi dùng lò vi sóng nấu ăn mà các bà nội trợ nên biết.

1. Làm giảm các chất dinh dưỡng của thực phẩm

Sử dụng lò vi sóng để hâm thức ăn nhiều lần có thể làm giảm sút lượng dưỡng chất có trong thực phẩm. Do sự nung nóng điện môi của lò vi sóng mà các thành phần dưỡng chất trong thực phẩm sẽ dần bị biến đổi và mất đi.

Lò vi sóng làm nóng đồ ăn bằng cách xoay các phân tử nước qua lại. Và trong quá trình xoay qua xoay lại, các phân tử nước sẽ cọ xát vào nhau và tạo ra ma sát, là nguồn sản sinh nhiệt năng và dần dần làm thực phẩm nóng lên. Điều này khiến cho các cấu trúc phân tử trong thức ăn bị thay đổi và kết quả là giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm.

2. Hình thành các vi khuẩn gây hại khi hâm nóng sữa mẹ

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Pediatrics, dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ sẽ làm sản sinh ra các vi khuẩn gây hại cho bé. Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm trên 22 mẫu sữa mẹ đông lạnh và được hâm lại bằng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp hoặc cao và nhận thấy rằng, ở sữa mẹ được hâm lại, vi khuẩn E-coli phát triển rất nhiều.

Kết quả này cao hơn 18 lần so với sữa được nấu lại mà không dùng lò vi sóng. Các mẫu hâm trong lò vi sóng với nhiệt độ thấp làm giảm hoạt động của hệ enzyme tiêu hóa một cách đáng kể cũng như thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn có hại cho trẻ.

3. Tạo chất gây ung thư trong thực phẩm

Các nhà nghiên cứu của Đức và Nga đã từng cảnh báo việc dùng lò vi sóng để hâm nóng những thứ được gói bằng nhựa hoặc đựng trong hộp nhựa có thể thải ra những chất độc hóa học nguy hiểm trực tiếp vào trong thức ăn của bạn.

Những chất hóa chất nguy hiểm đó bao gồm BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzene, toluene, xylene. Chính vì mức độ nguy hiểm này, các bà nội trợ i không nên làm nóng bình sữa bằng nhựa của bé trong lò vi sóng.
4. Giảm lượng vitamin B-12 trong thực phẩm

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra tác động của nhiệt vi sóng đối với lượng vitamin B-12 trong các thực phẩm như thịt bò sống, thịt lợn và sữa. Kết quả cho thấy khi hâm nóng sữa hoặc thịt trong lò vi sóng thì  lượng vitamin B-12 sẽ bị mất khoảng 30 - 40 %.

5. Có thể làm thay đổi máu trong cơ thể

Các nhà nghiên cứu lâm sàng của Thụy Sĩ cho biết các loại rau hoặc sữa được hâm nóng bằng lò vi sóng có thể làm giảm tế bào hồng cầu và tăng các tế bào máu trắng trong cơ thể. Mức cholesterol cũng tăng lên đáng kể sẽ gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.

6. Làm thay đổi nhịp tim của bạn

Đây cũng là một trong những tác động tiêu cực khi dùng lo vi sóng để nấu nướng. Với tần số thường là 2.45 GHZ, sóng vi sóng có thể gây hại đến cơ thể con người.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi tiến sĩ Magda Havas tại trường đại học Trent (Canada) chỉ ra, mức độ bức xạ phát ra từ lò vi sóng ảnh hưởng đến cả nhịp tim của bạn. Do đó, khi bạn thấy hiện tượng bất thường như đau ngực hay nhịp tim không ổn định thì bạn cần phải ngừng sử dụng lò vi sóng ngay lập tức.

Theo Thanh Loan (medicaldaily) (Khám phá)

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Bánh mì bơ trứng gà

Cũng như con người hay văn hóa phương Tây, nền ẩm thực của họ của đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và vô tình trở thành một phần quen thuộc được yêu thích của người dân nước ta. Loại thực phẩm điển hình không thể thiếu trong những bữa ăn phương Tây chính là bánh mì, thậm chí trong các nhà hàng món Pháp còn phục vụ bánh mì như một bữa phụ để chờ món chính miễn phí.

Người dân ta đã vô cùng khéo léo và sáng tạo khi đưa một thực phẩm du nhập thành một món ăn đặc trưng và nổi tiếng khắp thế giới của riêng mình. Món bánh mì mềm có thể đi với tất cả các loại nhân thơm ngon khác nhau, hoặc có thể ăn cùng loại bơ trứng gà đơn giản cũng đã trở nên vô cùng ngon miệng.
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 10 thành phẩm)

- 200g bột mì đa dụng
- 3g men nở
- 50g đường
- 2 lòng đỏ trứng gà
- Muối, dầu ăn.
Thực hiện:

Bước 1: Ngâm men nở vào với 120ml nước ấm và 50g đường. Chờ đến khi men nở tạo thành bề mặt dày đặc.
Bước 2: Cho 10g muối và 40ml dầu ăn vào chén men, khuấy đều. Đổ toàn bộ hỗn hợp men vào âu trộn, từ từ rây bột vào âu, mỗi lần cho bột vào dùng thìa gỗ trộn đều bột cho đến khi cho hết số bột.
Bước 3: Dùng máy trộn bột/ nhào tay đến khi bột mịn và không còn dính.
Bước 4: Dùng màng thực phẩm bao kín âu để tiến hành ủ bột lần 1. Ủ đến khi khối bột nở to gấp đôi là ổn.
Bước 5: Mang bột ra dùng tay nhào bột khoảng 2 phút. Sau đó tạo hình cho bột.
Bước 6: Cho số bột đã được tạo hình vào lò nướng (chưa mở lò) cùng 1 bát nước nóng, đậy kín lò để ủ nóng trong 20 phút.

Bước 7: Khi bột đã nở to, mang khay  bột và bát nước ra ngoài. Khởi động lò và chờ lò nóng trong 10 phút. Cho khay bột vào nướng ở 165 độ C, trong 30 phút.
Bước 8: Tách lấy lòng đỏ trứng gà. Dùng máy ở chế độ thấp đánh đều lòng đỏ. Khi lòng đỏ trứng tan đều, bắt đầu cho từng muỗng dần ăn vào đánh. Đám bảo khi số dầu ăn vừa cho đã tan với trứng thì mới cho thêm muỗng tiếp theo. Đánh bơ trong khoảng 15 phút với tốc độ cao của máy.

Bước 9: Dùng bánh mì chung với sốt trứng gà. Có thể ăn kèm các loại nguyên liệu khác như pate, chả,...
Lưu ý:

- Nên cho men nở vào nước ấm vì nước ấm sẽ kích thích men nở hoạt động tốt nhất.

- Không cắt bánh khi vừa ra lò, sẽ làm ruột bánh bị bết dính.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bánh mì bơ trứng gà cho bữa sáng nhé!

Theo Võ Mạnh Lân (Khám phá)

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Chế biến Củ, Quả đúng cách?

Có nhiều loại rau, củ, quả sử dụng hằng ngày nhưng rất có thể bạn vẫn chưa biết cách sơ chế chúng sao cho chính xác nhất.

Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để việc sử dụng các loại thực phẩm này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Dưa hấu

Có thể nói dưa hấu không phải là một loại trái cây xa lạ gì với mọi người. Hầu như trong mọi bữa tiệc liên hoan, nó đều xuất hiện với cương vị là đồ ăn tráng miệng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách bổ dưa hấu sao cho đẹp mắt và dễ ăn nhất.

Để không phải vất vả khi ăn dưa hấu, một mẹo nhỏ là bạn đừng quên cắt bỏ bớt phần vỏ ở hai đầu như trong hình vẽ.
2. Quả bơ

Không chỉ là một loại trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, bơ còn có những công dụng làm đẹp tuyệt vời cho chị em phụ nữ. Không những vậy, loại quả này còn được đánh giá là "siêu phẩm" ăn dặm dành cho bé yêu.

Để thuận tiện hơn cho bạn khi dùng loại quả này, chúng tôi mách bạn một bí kíp nhỏ là nên dùng thìa để khoét phần bên trong để ăn. Để tăng thêm hương vị, có thể rắc thêm một chút muối, hạt tiêu hoặc nước sốt đậu nành
3. Cà rốt

Cà rốt là một trong những nguyên liệu nấu ăn được chị em phụ nữ sử dụng thường ngày trong các món ăn gia đình. Với sắc màu cam hấp dẫn sẽ tô điểm thêm phần nào phần "nhìn" cho món ăn của bạn. Tuy nhiên, dám cá rằng sẽ có rất nhiều bà nội trợ không biết cách gọt vỏ cà rốt một cách chuẩn nhất.

Để tăng phần đảm đang cho chị em, dưới đây là hình ảnh minh họa trình tự gọt cà rốt nhanh và đơn giản.
4. Chanh

Thông thường chúng ta chỉ cần dùng dao bổ đôi quả chanh ra rồi vắt. Tuy nhiên với cách làm này, bạn khó có thể vắt sạch hoàn toàn nước chanh. Cách chính xác nhất để vắt chanh mà không bị lãng phí nhiều nước chanh, bạn nên tham khảo các bước như trong hình.
5. Quả lựu

Bạn từng bổ đôi một quả lựu và khiến cho nhiều hạt bị vỡ đôi vì vết cắt. Thay vào đó, hãy dùng dao khoét một mảng nhỏ trên đỉnh của quả lựu, sau đó chia vỏ lựu thành nhiều phần rồi tách và kéo từng phần ra ngoài. Những miếng lựu sẽ được bóc ra một cách dễ dàng và ngay ngắn.
Theo Thanh Loan (awareness-time) (Khám phá)

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Tôm cuộn phô mai chiên giòn

Phô mai dai dai, ngậy ngậy kết hợp với tôm được chiên lên giòn giòn sẽ là một món ăn thú vị bạn hãy thử nhé! Ngày cuối tuần mà có món này để nhậu thì không gì bằng. Tôm cuộn phô mai là một món chế biến rất đơn giản đó.
Tham khảo cách làm tôm cuộn phô mai chiên giòn dưới đây.

Nguyên liệu:

- Tôm sú hoặc tôm rảo to và tươi.
- Phô mai Mozzarella
- Bánh tráng bò bía.
Thực hiện:

Bước 1: Tôm bóc vỏ chừa lại phần đuôi tôm cho đẹp. Tôm bỏ đầu, rút chỉ đen, rửa sạch rồi thấm khô. Ướp tôm với ít muối tiêu cho đậm vị.
Bước 2: Trải bánh tráng bò bía ra mặt phẳng. Đặt tôm lên miếng bánh tráng, để phần đuôi tôm chừa ra ngoài, đặt thêm miếng phô mai mozzarella cắt những miếng vuông bằng ngón tay út cùng và cuốn bánh tráng lại.
Bước 3: Cho chảo lên bếp, rồi dầu ăn vào chảo. Dầu sôi bạn cho tôm phô mai gói bánh tráng vào chảo để chiên. Lớp bánh tráng vàng giòn là được. Bạn cho tôm ra giấy thấm dầu để hút bớt dầu thừa.
Bước 4: Tôm cuộn phô mai chiên giòn bạn chấm với sốt mayonnaise hòa tương ớt. Phô mai Mozzarella chiên hơi chảy vẫn còn độ dai và ngậy rất hợp ăn cùng với tôm. Lớp vỏ bò bía chiên giòn rụm sẽ làm cho bạn chỉ muốn bốc ăn thêm.
Chúc bạn thành công với cách làm tôm cuộn phô mai chiên giòn cho cả nhà nhé!

Theo Trịnh Thùy Linh (Khám phá)

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Cách làm Kem Dừa tại nhà

Kèm dừa thơm ngon, thanh mát, vô cùng hấp dẫn để thưởng thức trong mùa hè. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức cốc kem dừa mát lạnh đến tận ruột vào những ngày hè oi ả? Chỉ nghĩ đến thôi mà nước miếng đã ròng ròng rồi.
Tham khảo cách làm kem dừa không cần máy dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

- 1 lòng trắng trứng gà (bắt buộc)
- 400 nước cốt dừa
- 300 ml whipping cream (Là loại kem tươi có nguồn gốc động vật, được làm từ sữa bò tươi. Chính vì thế Whipping cream có độ béo cao, vị ngậy, thơm của kem sữa và tan trong miệng. Whipping Cream không chứa đường (do được tách ra từ sữa bò tươi nguyên chất). Bạn có thể mua whipping cream rất nhiều ở các siêu thị.
- 200 nước dừa tươi
- 80 gr đường
- 1 chút xíu muối
- Vài lá dứa (lá nếp)
Thực hiện:

Bước 1: Nước dừa tươi, nước cốt dừa, lá dứa cho vào nồi nấu sôi là tắt bếp để nguội.
Bước 2: Trứng và đường cho vào âu, dùng phới đánh tan (không cần bông cứng).
Bước 3: Sau đó cho kem tươi vào trộn đều. Cuối cùng cho muối và nước cốt dừa (ở bước 1) vào trộn chung.
Bước 4: Đổ hỗn hợp này vào hộp, đậy nắp kín cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cứ 1-2 tiếng lấy ra dùng muỗng trộn 1 lần. Trộn ít nhất 3 lần trong vòng 7 tiếng là kem đông mềm, thơm phức.

Trình bày: Kem múc ra chén hay ly, trang trí thêm mít thái sợi, xôi nếp cẩm cùng đậu đỏ bắp Mỹ, cùi dừa non. Bảo đảm với cách làm kem dừa này, bạn sẽ có món kem chất lượng hơn hẳn ngoài hàng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm kem dừa như thế này!

Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Tôm xóc tỏi ngon lạ miệng

Món tôm xóc tỏi thơm ngon, dai dai, với mùi vị vô cùng hấp dẫn, đảm bảo ai cũng thích. Không biết đã chị em nào thử làm món này chưa nhỉ? Một món ăn vừa có thể dùng để cho chồng nhâm nhi, lại vừa ăn hợp với cơm đó. Đúng là tiện cả đôi đằng nhỉ.
Nguyên liệu:

- Tôm sú hoặc tôm lớt: 300g
- Gia vị, dầu hào, đường, tỏi.
Cách làm:

Bước 1: Tôm rửa sạch bóc vỏ chừa lại phần đầu và đuôi. Khía lưng rút bỏ chỉ đen, ướp với chút gia vị, đường và dầu hào để khoảng 20-30 phút.

Bước 2: Tỏi khô bóc vỏ đập dập băm nhỏ (nhiều tỏi). Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào đun thật nóng rồi cho tôm vào chiên vàng xong gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Bước 3: Gạn bớt phần dầu ăn vừa chiên tôm để lại lượng vừa phải, cho tỏi vào phi thơm vàng.
Bước 4: Tiếp đến cho tôm đã chiên vào đảo đều.
Rắc thêm chút hạt tiêu hoặc thêm chút bơ cho thơm ngậy hơn nếu thích.

Xếp tôm ra đĩa, rắc tỏi lên trên trang trí thêm cho sinh động. Ăn nóng với sốt me, sốt mayonnaise hoặc gia vị chanh ớt.
Bữa cơm mà có thêm món tôm xóc tỏi này thì càng thêm hấp dẫn.

Chúc bạn và gia đình ngon cơm với cách nấu tôm xóc tỏi thơm ngon nhé!

Theo Nguyễn Ngọc Xuân (Khám phá)

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Thịt gà kho nước dừa

Thịt gà thơm mềm, đậm đà ăn với cơm trắng rất ngon. Thịt gà kho với nước dừa thật sự mới lạ sẽ giúp bữa ăn của bạn thêm phần hào hứng hơn, đưa cơm hơn. Các mẹ, các chị hãy thử làm món này một lần xem có hợp với khẩu vị của gia đình mình hay không nhá.
Nguyên liệu:

- 4 đùi gà, chặt miếng vừa ăn
- 15g gừng và vừng
- 90ml nước mắm
- 15ml tương ngọt
- 7,5ml dầu mè; 2,5g hạt tiêu; 1,5g hạt tiêu đen; 15g hỗn hợp gia vị gừng vừng (mua ở siêu thị); 1 ít rau mùi; 30g tỏi băm nhỏ; 2 quả ớt thái nhỏ; 3-4 lát gừng tươi; 500ml nước dừa tươi; dầu thực vật

Trang trí: Rau mùi
Cách làm:

Bước 1: Trong một bát trộn lớn, trộn hỗn hợp gia vị gừng vừng, nước mắm, nước tương ngọt, dầu mè, hạt tiêu trắng, hạt tiêu đen, rau mùi, và tỏi. Sau đó cho thịt gà vào đảo đều để gia vị phủ đều thịt gà. Ướp thịt gà trong tủ lạnh.
Bước 2: Trong một chảo không dính, làm nóng dầu thực vật, cho gừng thịt gà vào áp chảo mỗi bên 2 phút. Sau đó tắt bếp, để thịt gà lên đĩa, để 5 phút. Để riêng nước ướp gà.
Bước 3: Trong một chảo, cho dầu thực vật vào, đun nóng. Thêm gừng tươi thái lát và ớt vào xào trong 1 phút. Say đó thêm nước ướp gia vị ướp gà lúc trước vào, rồi thêm nước dừa. Đun sôi hỗn hợp nước rồi cho gà vào trong chảo, đun nhỏ lửa trong khoảng 45 phút.
Sau 45 phút - 1 giờ, nước dừa sẽ giảm một nửa. Lúc này thịt gà sẽ có màu nâu và thịt rất mềm.
Sau đó, cho thịt gà ra đĩa, trang trí với rau mùi và ít hỗn hợp gia vị gừng vừng. Món thịt gà khi gừng vừng này ăn với cơm rất ngon!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món gà om nước dừa nhé!

Theo Ngọc Anh (Cookmorphosis) (Khám phá)