Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Bố trí các căn phòng trong nhà


Trong nghệ thuậPhong Thủy, người ta không chỉ chú ý đến nguyên tắc bố trí mặt bằng của ngôi nhà, mà còn quan tâm khá tỉ mỉ đến từng bộ phận cấu thành ngôi nhà, từ bếp núc, nhà vệ sinh đến cả việc đặt cây chổi, cây lau nhà ở đâu cho có lợi nhất.
Sự khác biệt giữa hai cách bố trí
Tham khảo hai bản vẽ minh họa của hai căn nhà dưới đây, bạn sẽ thấy các căn phòng trong hai gia đình được bố trí khác nhau. Căn phòng sinh hoạt gia đình của ngôi nhà thứ nhất ở giữa trung tâm nên mang đến nhiều điều tốt lành, hòa thuận cho các thành viên trong gia đình so với vị trí căn phòng sinh hoạt gia đình của ngôi nhà thứ hai. Để xác định phương hướng cho mỗi căn phòng, bạn nên vẽ hình Lạc Thư như trong hình minh họa.
bo tri phong oc trong nha theo phong thuy 01 Bố trí các căn phòng trong nhà
Cách bài trí căn phòng sinh hoạt gia đình ở giữa, tạo được bầu không khí hòa thuận, gắn bó và đoàn kết giữa các thành viên trong nhà.
bo tri phong oc trong nha theo phong thuy 02 Bố trí các căn phòng trong nhà
Phòng sinh hoạt gia đình ở góc trái của căn nhà, không mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người cư ngụ trong đó.
Dựa vào hình vẽ này, bạn có thể xác định được vị trí trung tâm của ngôi nhà, và nên đặt căn phòng sinh hoạt gia đình nằm tại vị trí này vì đây là vị trí tốt nhất, không chỉ mang lại sự hòa thuận, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, mà còn khiến tình cảm vợ chồng càng thắm thiết, hòa hợp.
Bạn nên hạn chế xây cầu thang ở vị trí trung tâm. Nên xây cầu thang thẳng hoặc uốn cong, tuyệt đối không xây cầu thang hình xoắn ốc. Dạng cầu thang xoắn như khoan vào “quả tim” của ngôi nhà. Cũng không nên trải thảm màu đỏ hoặc xanh lục lên cầu thang.
Nhà bếp và phòng ngủ không nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà vì chúng gây ảnh hưởng không tốt đến việc ăn và ngủ của mọi người trong gia đình. Nhà bếp ở giữa có thể sẽ đè nén toàn bộ tài lộc của gia đình. Còn đối với phòng ngủ, năng lượng ở đây sẽ bị tù túng, trì trệ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giấc ngủ.
Nhắm hướng đặt bếp lò
Trường phái Phong Thủy la bàn không cho phép đặt bếp lò ở hướng Tây Bắc của nhà bếp hoặc của ngôi nhà. Cách an toàn nhất là không nên xây nhà bếp ở hướng Tây Bắc, còn nếu như nhà bếp đã ở hướng Tây Bắc thì không nên đặt bếp lò ở góc Tây Bắc.
bo tri phong oc trong nha theo phong thuy 03 Bố trí các căn phòng trong nhà
Khi bài trí nhà bếp, nên chú ý không đặt bếp lò kế bên hoặc đối diện với bồn rửa chén. Trong hình trên, bồn rửa chén không đối diện với bếp lò
Góc Tây Bắc tượng trưng cho người cha hoặc người trụ cột của gia đình, cho nên đặt bếp lò ở đó thì sẽ đốt cháy vận may của người quan trọng nhất gia đình. Ngoài ra, đặt bếp lò tại đây sẽ khiến của cải của gia đình bị mất mát. Theo Phong Thủy, bếp lò tượng trưng cho Hỏa, là hành duy nhất có khả năng hủy diệt hành Kim ở hướng Tây Bắc.
Nhà bếp là nơi hội tụ của hai hành xung khắc nhất, Hỏa (các loại bếp lò, nồi cơm điện…) và Thủy (tủ lạnh, máy rửa chén bát và bồn rửa chén…). Hai hành này không nên đặt cạnh nhau, hoặc không đối diện nhau. Tuy nhiên, Thủy đối diện với Hỏa sẽ nguy hiểm hơn khi ở cạnh nhau.
Nguồn: Tổng hợp
                                                                                     Ban ve Phong thuy   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét