Việc sắp đặt thành lục thập hoa giáp là công của Đại Nạo Thị, nhưng việc nạp âm lại do Quỷ Cốc Tử. Ngài tên là Vương Hũ, ẩn thân tu dưỡng tại hang quỷ cốc, rừng Thanh Lâm vào cuối đời nhà Chu, vì thế người đời mệnh danh là Quỷ Cốc Tử. Nối tiếp sự nghiệp của Quỷ Cốc Tử , Man - Xiến Tử tức là Đông Phương Sóc mới hoàn thành tượng và danh từ Lục thập hoa giáp.
- Giáp Tý - Ất Sửu là Hải Trung Kim:
Tý thuộc thuỷ, lại là hồ, nơi vượng của thuỷ và cũng là nơi tử của kim, kim gặp mộ ở Sửu. Thuỷ vượng mà Kim thì tử, mộ, do đó mới lấy tenlà Hải trung kim. Hình kim đi vào thuỷ lộ, tính yếu thể mạnh.
- Bính Dần - Đinh Mão là Lô Trung Hoả:
Dần là tam dương, Mão là tứ dương, nơi đây hoá đắc vị lại được Dần Mão mộc sinh hoả. Lúc đó trời đất là lò, muôn loài mới sinh, cho nên mới gọi là Lô Trung Hoả. Trời đất là lò, âm dương là than. Hình tới dương địa, thế lực càng tăng núi non cao vút.
- Mậu Thìn - Kỷ Tỵ là Đại Lâm mộc:
Thìn là đồng ruộng, Tỵ là lục dương, mộc đến chỗ lục dương thời cành lá xum xuê, cho nên lấy tên là Đại Lâm mộc, tiếng reo khắp chín phương trời, bóng che muôn dặm. Nơi đây rồng rắn tàng hình, khí tụ thành hình, lộ ra mộc.
- Canh Ngọ Tân Mùi là Lộ bàng thổ:
Ở trong Mùi có Mộc và sinh cho ngọ Hỏa thàng vượng. Vì Hỏa quá vượng nên mùi thổ bị hình, do đó thổ ở đây không đủ khả năng để sinh dưỡng vạn vật, đó là thể chất của đất ven đường.
- Nhâm Thân -Quý Dậu là Kiếm phong kim:
Thân Dậu là chính vị của Kim, và Kim đến cung Thân là Lâm quan, ở đây Kim ở thế sinh vượng nên thật cứng rắn, kim cứng rắn không gì hơn là ở mũi kiếm vì thế gọi là Kiếm phong Kim.
- Giáp Tuất - Ất Hợi là Sơn đầu Hỏa:
Tuất Hợi là cửa Trời, hỏa chiếu ở cửa trời thời ánh sáng cao vọi cho nên mới gọi là Sơn Đầu hỏa.
- Bính Tý - Đinh Sửu là Giản hạ thủy:
Thủy vượng ở Tý , suy ở Sửu, vượng rồi lại suy thời khó thành sông biển cho nên lấy tên là giản hạ thủy (nước dưới khe).
- Mậu Dần - Kỷ Mão là Thành đầu thổ:
Mậu kỷ thuộc Thổ, Dần thuộc cung Cấn là núi , vì vậy đất chưa thành núi mới lấy tên là đất trên chóp thành.
- Canh Thìn - Tân Tỵ là Bạch lạp kim:
Kim gặp dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa được rắn cứng vì vậy gọi là vàng sáp ong.
- Nhâm Ngọ - Quý Mùi là dương liễu mộc:
Mộc gặp Tử ở cung ngọ và mộ ở mùi, mộc ở vào thế Tử Mộ, dù có được thiên can là Nhâm Quý sinh cho cũng chỉ là loại mộc yếu ớt vì thế lấy tên là Dương liễu mộc.
- Giáp Thân - Ất Dậu là Tuyền trung thủy:
Kim gặp lâm quan ở Thân, đế vượng ở Dậu, kim ở thế sinh vượng thời nhờ đó mà thủy được sinh. Nhưng thủy ở vào lúc mới sinh, lực lượng chưa lớn cho nên lấy tên là nước trong suối.
- Bính Tuất - Đinh Hợi là ốc thượng thổ:
Bính , đinh thuộc hỏa, Tuất hợi là thiên môn, hỏa đã bốc cháy lên, thời thổ không thể sinh ra ở dưới, cho nên lấy tên là đất trên nóc nhà.
- Mậu Tý - Kỷ Sửu là Tích lịch hỏa:
Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy ở Tý là chính vị, vậy mà nạp âm lại là Hỏa, như vậy trừ phi Hỏa này là do Long thân sinh ra thời không có Hỏa nào khác, cho nên lấy tên là lửa sấm sét.
- Canh Dần - Tân Mão là Tùng bá mộc:
Mộc gặp lâm quan tại Dần, Đế vượng ở Mão, Mộc ở thế sinh vượng thời không thể so sánh với những loại mộc yếu ớt, cho nên gọi là Tùng bá mộc.
- Nhâm Thìn - Quý Tỵ là Trương Lưu Thủy:
Thìn là Mộ khố của Thủy, Tỵ là trường sinh của Kim, Kim sinh Thủy, Thủy được tồn trữ ở Thìn lại được Kim sinh ở Tỵ, dòng suối không bao giờ hết cho nên mệnh danh là dòng nước chảy dài mãi mãi.
- Giáp Ngọ - Ất Mùi là Sa Trung Kim:
Ngọ là nơi Hỏa vượng, Hỏa vượng thời kim phải nát, Mùi là nơi Hỏa suy mà Kim lại ở vào vị trí quan đới. Kim ở vào thế bại và quan đới chưa có, khả năng công phạt nên gọi là vàng lẫn cát.
- Bính Thân - Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa:
Thân là Địa Hộ (cửa của đất , vì thân thuộc quẻ Khôn), Dậu là vị trí Mặt trời đi vào bóng tối, mặt trời đến đấy thời ánh sáng bị che khuất nên gọi là lửa dưới núi.
- Mậu Tuất - Kỷ Hợi: là Bình địa Mộc:
Tuất được coi là đồng ruộng (giống như Thìn), Hợi là vị trí sinh của Mộc. Mộc đã sinh ở đồng ruộng bao la thời không chỉ giới hạn ở một cây, một gốc nên gọi là Mộc ở bình nguyên.
- Canh Tý - Tân Sửu là Bích thượng thổ:
Sửu là vị trí chính của Thổ, nhưng Tý là nơi vượng của Thủy. Thổ mà gặp chỗ nhiều Thủy thời là đất bùn dùng để trát vách nên mới gọi là đất trên vách.
- Nhâm Dần - Quý Mão là Kim Bạch Kim:
Dần Mão là nơi Mộc vượng, Kim suy, kim hoàn toàn bất lực cho nên gọi là vàng thếp (dùng để dát chữ trên câu đối, hoành phi...)
- Giáp Thìn - Ất Tỵ là Phú đăng hoả:
Thìn là lúc dùng bữa, Tỵ là mặt trời lên khá cao, mặt trời sắp đến ngọ thì ánh sáng rực rỡ tràn ngập bầu trời ví như ngọn đèn chụp treo lơ lửng giữa nhà.
- Bính Ngọ - Đinh Mùi là Thiên hà thuỷ:
Bính Đinh thuộc hoả, ngọ là vị trí vượng của Hoả thế mà nạp âm là thuỷ, như vậy là thuỷ bắt nguồn từ hoả trừ phi thuỷ ở sông ngân, sông hán trên trời thời không có thứ thuỷ nào khác, vì vậy gọi là Thuỷ ở thiên hà.
- Mậu Thân - Kỷ Dậu là Đại dịch thổ:
Thân nằm trong vị trí của quẻ Khôn, Khôn là đất . Dậu nằm trong vị trí quẻ Đoài, đoài là chằm (???). Mậu Kỷ cũng là Thổ lại vào ở vị trí của đất và chằm tất nhiên là loại đất phù sa mỏng manh, nên gọi là Đại dịch Thổ (chữ Dịch theo nghĩa cận đại là trạm dùng để đưa thư).
- Canh Tuất - Tân Hợi là Thoa xuyến kim:
Kim đến Tuất thì gặp suy, đến Hợi gặp Bệnh. Kim mà gặp suy bệnh là thứ vàng non yếu nên gọi là vàng để trang sức.
- Nhâm Tý - Quý Sửu là Tang đố mộc:
Tý thuộc thuỷ, Sửu thuộc Kim (Thân - Tý - Thìn Thuỷ, Tỵ - Dậu - Sửu Kim) Mộc ở đây vừa được Thuỷ sinh nhưng lại bị Kim khắc , giống như cây dâu được tưới nước cho xanh tốt rồi dùng dao mà chặt cho nên gọi là Tang đố mộc (cây dâu) rất sợ gặp kim.
- Giáp Dần - Ất Mão là Đại Khê Thuỷ:
Dần và Mão đều thuộc phương Đông, nước chảy về Đông là thuận dòng chảy nên nước ở sông ngòi ao đầm đều nhập lại mà chảy theo nên gọi là đại khê thuỷ (khê là nước từ các khe núi chảy xuống).
- Bính Thìn - Đinh tỵ là Sa trung thổ:
Thổ gặp mộ khố ở Thìn mà tuyệt ở Tỵ. Vậy mà Bính Đinh là Hoả gặp quan đới ở Thìn, lâm quan ở Tỵ, Thổ gặp mộ tuyệt nhờ gặp Hoả vượng mà tái sinh nên gọi là thổ ở trong cát.
- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (đời xưa gọi là Viên thượng hoả).
Ngọ là vị trí vượng của Hoả, Mộc ẩn ở trong Mùi lại có cơ hội sống lại (1). Đặc tính của Hoả là bốc lên, nên gọi là lửa trên trời.
- Canh thân - Tân Dậu là Thạch lựu Mộc:
Thân là tháng bảy, Dậu là tháng tám. Ở vào thời điểm này nói chung các lại mộc đều tiêu điều vì lâm vào vị trí tuyệt, chỉ có cây thạch lựu là kết quả vào tháng 7 tháng 8. Vì vậy mới lấy tên là Thạch lựu mộc.
- Nhâm Tuất - Quý Hợi là Đại Hải thuỷ:
Tuất là vị trí quan đới của Thuỷ và Hợi là vị trí Lâm quan. Ở vị trí này lực lượng của Thuỷ rất hùng hậu. Hơn nữa Hợi cũng là sông lớn không thể so sánh với thuỷ ở khe suối nên gọi là đại hải thuỷ.
-----
(1) Thông thường là Mộc sinh Hoả, đó là nói về chất, như gỗ cây giúp cho lửa cháy. Nhưng khi nói Hoả sinh Mộc là nói về Khí, ám chỉ ánh nắng mặt trời nhờ có ánh dương mà vạn vật hay cây cối mới được tăng trưởng. Cây cối hay xanh tươi về mùa hạ. Như Giáp là dương mộc chủ về khí, Ất là âm mộc chủ về chất.
( Sưu tầm)
Ban ve Phong thuy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét