Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Canh Ngao Nấu Sấu Ngon Mát

Món canh ngao nấu sấu vừa thơm ngon lại có vị chua chua ăn rất trôi cơm. Chỉ cần bỏ thêm chút thời gian là bạn sẽ có món ăn vừa ý cho cả gia đình.
Mùa hè oi nóng mà được bát canh ngao nấu sấu chan với cơm trắng thôi cũng đủ ngon rồi.

Nguyên liệu:

- Ngao: 600gr (hoặc nhiều hơn nếu nhà đông người)
- Sấu: 3-4 quả nhỏ
- Cà chua: 2 quả
- Gừng: 1 mẩu cỡ đốt ngón tay cái
- Hành: 1 củ
- Hành hoa, rau răm, thì là
- Gia vị, hạt nêm, mắm.
Thực hiện:

Bước 1: Ngao mua về ngâm nước muối pha loãng với vài lát ớt cho ngao nhả cát. Trà rửa sạch vỏ ngao, cho vào nồi luộc cho ngao há hết miệng.
Bước 2: Gạn nước ngao ra bát, để cho lắng cặn. Nhặt bỏ vỏ ngao, lấy phần ruột ngao, rửa lại ruột ngao với nước cho sạch.
Bước 3: Hành khô bỏ vỏ, băm nhỏ. Gừng rửa sạch, đập dập. Rau răm, thì là, hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái miếng.
Bước 4: Sấu cạo bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập (Nếu thích ăn chua hơn thì có thể dùng 4-5 quả, nhưng đừng cho quá nhiều mà nồi canh sẽ bị chua quá và chát nữa. Vì mình thích ăn quả sấu nên cho nhiều sấu, nhưng chỉ đập dập 4-5 quả để lấy vị chua vừa ăn cho món canh thôi).
Bước 5: Phi thơm hành với 1 chút xíu dầu ăn, cho cà chua vào xào chín mềm với 1 ít gia vị. Cho tiếp ngao và chút xíu mắm vào đảo qua rồi cho tiếp tới sấu.
Bước 6: Gạn nước luộc ngao vào nồi, chừa lại phần cặn bẩn. Đun sôi trong tầm 2-3 phút, sau đó thả rau thơm thái nhỏ vào.
Nêm nếm thêm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho canh ngao nấu sấu ra bát.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với canh ngao nấu sấu thanh mát cho mùa hè!

Thùy Nguyễn(Eva.vn)

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Tổng quan công dụng chữa bệnh từ quả khế chua

 Quả khế chua khá gần gủi với mỗi người, quả khế không chỉ là một món ăn khoái khẩu mà còn là một trong những vị thuốc rất quý

Trong khế chứa nhiều vitamin C, có thể ngăn ngừa và trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng, tràn đầy sức sống. Ăn khế rất có lợi với những người bị rụng tóc do chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần cho sự tăng trưởng của tóc... Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh.
Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100 - 130 mg axít citric... Khế ít chua chứa 4 - 70mg axít oxalic. Khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt.
Ảnh: Chùm Khế trên cây Khế

 Một số lợi ích từ  khế:

 Hoa khế nấu lấy nước uống có thể trị chứng khan họng mất tiếng, bài thuốc này khá hiệu quả cho những người phải nói nhiều, ca hát nhiều dẫn đến mất tiếng, khàn tiếng.
Cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể: Khế rất giàu vitamin, ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.
Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giải nhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.
Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
Chữa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, lở loét: lấy lá khế giã nát, xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lá khế, lá thanh hao, lá long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm.
Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế đã phơi héo,tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao vớinước nóng (như cách pha trà) và uống trong ngày.
Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấy nước cốt ngậm ngày 2 lần.
Phòng sốt xuất huyết: Lá khế 16 g,lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g, sắc uống thay nước hằng ngày. Bài thuốc này có thể áp dụng trong thời gian có dịch.
Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8 g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Ngoài ra, trong y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải thiện sức khỏe sau những cơn say bí tỉ và trị say nắng... Nước ép từ quả khế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày.
Đông y còn dùng hoa khế để trị bệnh sốt rét, lấy lá khô chữa ung loét đường tiêu hóa
Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận. Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ...
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu một mẹo sử dụng quả khế làm tăng cường sức khỏe cho bạn.
Tổng hợp

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Tôm Xào Chua Ngọt ngon lạ

Món tôm xào chua ngọt này chắc chắn sẽ đem lại cảm giác ngon, lạ cho bữa ăn gia đình. Đi chợ mua Tôm tươi về chế biến thử món hấp dẫn này nhé.
Nguyên liệu:

- Tôm: 250gr
- Dứa: 1 quả
- Ớt chuông đỏ: ½ quả
- Chanh: 1 quả
- Nước tương: 1 muỗng canh
- Dầu ô liu.
Thực hiện:

Bước 1: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, ướp với 1 chút muối.
Bước 2: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch cắt miếng vuông.
Bước 3: Ớt chuông rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ô liu vào và thêm hành, tỏi băm nhỏ, phi thơm.
Bước 5: Cho dứa, ớt chuông vào xào trong khoảng 5 phút.
Bước 6: Tiếp tục cho tôm vào xào cho chín.
Bước 7: Nước sốt chua ngọt: lấy 2 thìa cốt chanh, pha với 1 thìa nước tương và chút nước lọc, quấy đều rồi cho vào chảo đảo đều, sau đó tắt bếp.
Trình bày ra đĩa và thưởng thức thôi nào.
Chúc các bạn và gia đình có bữa cơm ngon miệng với tôm xào chua ngọt nhé!

Phương Anh (Eva.vn)

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Cách làm chả Cốm thơm ngon

Chả cốm là một trong những món ngon, dễ làm, chị em cùng thử nhé! chỉ cần bỏ thêm chút thời gian và công sức là bạn sẽ có một món vô cùng đưa cơm.
Nguyên liêu:

- 300 gr giò sống
- 100 gr cốm tươi
- 100 gr thịt nạc vai xay
- Hành khô, nước mắm, hạt tiêu
Thực hiện:

Bước 1: Cho thịt xay vào bát với một củ hành khô bóc vỏ, bằm nhỏ, nửa thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê nước mắm và trộn đều với giò sống.
Bước 2: Sau khi trộn nhuyễn nguyên liệu trên với nhau xong bạn mới trút cốm vào bát để trộn đều cốm thịt với nhau. Nếu bạn để cốm ra ngoài bị khô quá thì có thể vảy mấy giọt nước lọc vào cốm cho đỡ khô.
Bước 3: Tay rửa sạch, sát ít dầu ăn vào lòng bàn tay, cho thịt cốm vừa trộn nhuyễn vào lòng bàn tay để nặn chả cốm thành hình tròn khổ bằng lòng bàn tay. Nặn lần lượt cho đến hết. Đặt phần chả cốm mới nặn lên lá sen sạch, sau đó đặt lên giá hấp, đậy lá sen lên trên lớp chả cốm, và hấp trong vòng 15 phút. Việc hấp chả trong lá sen sẽ làm món ăn có mùi thơm và màu xanh của lá sen bạn nhé!
Bước 4: Sau khi hấp xong, cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo sao cho lượng dầu ăn sẽ ngang với bề mặt chả. Dầu sôi, thả chả cốm đã hấp vào chiên cho chín vàng hai mặt.
Bước 5: Sau khi chiên xong, bạn đặt chả cốm ra giấy thấm dầu cho ráo dầu. Sau đó cắt chả cốm, bày vào đĩa để ăn nóng.
Chúc bạn thành công với món chả cốm thơm ngon nhé!

Thùy Linh(Eva.vn)

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Tác dụng chữa bệnh dạ dày tuyệt vời từ quả đười ươi

 Chữa bệnh đau dạ dày bằng bột của Hạt đười ươi khô

Blogger mẹo vặt sức khỏe có số lượng truy cập ngày càng lớn, chúng tôi rất vui mừng và cố gắng tìm kiếm những mẹo vặt hay và hữu ích để chia sẻ lại cho độc giả. Hôm rồi, tình cờ tại một đám tiệc tôi được chia sẻ một bài thuốc chữa bệnh dạ dày tuyệt vời từ quả đười ươi, anh bạn chia sẻ lại cho tôi bài thuốc này là một tài xế tại Đồng nai, tôi có tìm kiếm qua các tài liệu trên mạng xem có ai chia sẻ bài thuốc này chưa nhưng vẫn chưa thấy nên xin viết ra đây vài dòng mong giúp ích cho nhiều người bệnh, đặc biệt là người bị bệnh đại tràng lâu khỏi.
Ảnh: Quả đười ươi khô

Người bị bệnh kể rằng anh bị đau đại tràng một thời gian khá dài, người gầy gò, xanh xao còn bây giờ da dẻ hồng hào, mập mạp là vì anh đã tự chữa khỏi bệnh đại tràng bằng cách uống hạt ươi, bài thuốc này anh được một số người buôn hạt Ươi chỉ lại. Tôi có thử tìm tìm hiểu qua về tác dụng của quả đười ươi thì đúng là nó có nhiều tác dụng đặc biệt là thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm chữa các bệnh về viêm họng, ho hen, chảy máu cam, hỗ trợ bệnh đái tháo đường, thậm chí là có người còn nói nó chữa được cả bệnh gai cột sống và một số bệnh khác.
Cách dùng như sau: Mua chừng nửa kg đến 2 - 3 kg hột Ươi khô thường bán tại tiệm thuốc Bắc, tôi được biết hiện nay giá hột ươi khô bán ra cho các lái buôn giao động từ 400.000 đ cho tới 900.000đ, tại tiệm thuốc Bắc giá ra thành phẩm có lẻ sẽ cao hơn giá thu mua của các lái buôn, người bệnh đem nghiền nát thành bột, sau đó mỗi ngày dùng khoảng một muỗng cafe bột quả Ươi khô đem hòa vào nửa ly cối nước lọc, khuấy đều, để một lát sau đem gạt những hạt lấm tấm, màng nổi cứng từ hột của quả ươi và uống, bạn nên uống cách xa bửa ăn sẽ càng tốt. Chưa có một nghiên cứu chính xác về liều lượng và thời gian sử dụng nhưng theo kinh nghiệm của một số người kể lại quả ươi dùng với liều lượng vừa phải như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có tác dụng tốt nên bạn có thể dùng một thời gian tùy vào bệnh tình của bản thân cho tới khi khỏi hẳn mới thôi, kinh nghiệm dân gian cho thấy các bệnh về dạ dày người bệnh nên tập thói quen uống nhiều nước lọc buổi sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy, cách bửa ắn sáng từ 30 phút trở lên sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt. Vậy là giờ đây bạn đã có thêm một sự lựa chọn nửa trong việc chữa bệnh dạ dày nói chung đặc biệt là bệnh đại tràng.
Anh Tuấn

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Chữa bệnh gầy bằng đậu và mỡ heo bài thuốc Đông y cổ

 Chữa bệnh gầy bằng đậu nành nảy mầm và thịt mỡ heo - Phương thuốc Đông y cổ hiệu quả

Người có thể trạng gầy gò có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do trong cơ thể có bệnh lý nào đó, cũng có thể cơ thể khó hấp thu các chất bồi bổ cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo một trong hai bài thuốc Đông y dưới đây, tôi thấy khá hay nên sưu tầm, quý vị nào có cơ thể gầy, thiếu cân nặng thì áp dụng thử biết đâu sẽ mang lại kết quả rất tốt.
Những ghi chép của ngự y thời phong kiến Trung Hoa để lại có phương thuốc được gọi là ‘Nhất nguyệt được phì’ (nghĩa là 1 tháng sẽ béo) với chỉ một thành phần dược liệu là đại đậu hoàng (tức đậu tương, đầu nành).
Ảnh: Hạt đậu nành nảy mầm hay là Đại đậu hoàng
Đại đậu hoàng sao chín, mài thành bột mịn, sau đó cho mỡ lợn vào quấy trộn đều, vo thành những viên thuốc lớn cỡ hạt ngô là được. Khi dùng, uống với rượu ấm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 viên, có thể tăng dần lên 30-40 viên mỗi lần.

 Theo ghi chép thì Đại đậu hoàng chính là Đại đậu hoàng quyển, tên gọi thuốc Bắc là Đại đậu quyển. Đại đậu hoàng là hạt giống nảy mầm của đậu nành, đem phơi khô mà được. Cũng theo theo đông y, đậu nành có tên là hoàng đại đậu, có vị ngọt, tính mát, không độc, công dụng kiện tì khoan trung (xúc tiến tiêu hóa), nhuận táo (chống táo bón), tiêu thủy, giải độc, chủ trị người gầy yếu, bụng trướng, da dẻ vàng vọt, nhọt độc sưng đau, ngoại thương xuất huyết...
Ảnh: Thịt mỡ heo(lợn)
Mỡ lợn có thể bổ hư nhuận táo, lợi huyết mạch, nhuận phổi. Hai vị thuốc dùng chung với nhau thì tác dụng bồi bổ càng gia tăng rõ rệt. Uống thuốc này sau một tháng sẽ giúp tăng sức ăn, khiến cơ thể gầy gò trở nên đầy đặn, tươi tắn hơn, làn da cũng trắng hồng rạng rỡ.
Chúc bạn thành công nhé!


MVSK Sưu tầm

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Cà ri Tôm cay cay ngon tuyệt

Thỉnh thoảng chị em có thể đổi bữa cho cả nhà bằng món tôm nấu cà ri này nhé! Món này cực kỳ thích hợp trong thời tiết mát mẻ ở miền bắc trong những ngày mưa.
Nguyên liệu:

- Tôm loại to: 300 – 400gr
- Khoai lang: 1 củ cỡ 300gr
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Sả: 1 cây
- Tỏi: 1 củ
- Bột cà ri: 1 gói
- Nước cốt dừa: 150-200ml
- Húng quế, hạt nêm, gia vị.
Thực hiện:

Bước 1: Tôm bóc bỏ vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ lưng và bụng.
Bước 2: Ướp tôm với 1 chút tỏi và sả băm nhỏ, một ít hạt nêm, gia vị và 1 gói cà ri.
Bước 3: Khoai lang gọt bỏ vỏ, bổ miếng, ngâm vào bát nước muối pha loãng để khoai khỏi thâm.
Bước 4: Cho khoai vào chảo rán hơi vàng các mặt (hoặc chỉ cần se các mặt), sau đó gắp ra đĩa.
Bước 5: Cà rốt, hành tây thái miếng cỡ miếng khoai lang. Tỏi băm nhỏ, sả đập dập rồi cắt khúc. Rau húng quế nhặt rửa sạch.
Bước 6: Phi thơm tỏi và sả, cho tôm vào xào qua.
Bước 7: Đổ khoảng 1 bát con nước vào nồi tôm, đun sôi sau đó thả đến khoai và cà rốt vào nồi. Đun sôi hỗn hợp trong vài phút rồi cho hành tây và nước cốt dừa vào.
Nêm thêm hạt nêm, gia vị và đun sôi thêm vài phút nữa rồi thả rau húng quế vào.
Bước 9: Cho cà ri tôm ra bát, ăn cùng bánh mì hay bún đều rất ngon.
Chúc bạn và gia đình có bữa cơm ngon miệng với tôm nấu cà ri!

Thùy Nguyễn(Eva.vn)

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Những điều cần lưu ý giúp bạn tránh được nguy cơ sỏi thận

 Một số nguyên nhân gây sỏi thận và cách phòng ngừa

Sỏi thận là bệnh rất dễ mắc phải, đối với nhiều người mắc sỏi thận thông thường có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày mà bị mắc bệnh. Sau đây tôi xin đưa ra một vài thói quen dễ mắc bệnh và cách phòng tránh bệnh sỏi thận:

1. Không ăn bữa sáng

Thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật. Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

2. Không thích uống nước

Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.
Ảnh minh họa: Tăng cường uống nhiều nước

3. Lười vận động

Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.
Cần tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ

Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Cần “quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao, ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng... Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen....

Một số bí quyết bạn nên rèn luyện thành thói quen để phòng ngừa bệnh sỏi thận

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ: Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi...). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.

2. Uống nước chanh

Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.

3. Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate

Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.

4. Cắt giảm lượng caffeine

Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá... vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.

5. Giảm lượng muối ăn hàng ngày

Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.

6. Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật

Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

7. Giảm cân để giữ sức khỏe

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao.../.

8. Rèn luyện thói quen ăn nhiều canh trong bửa ăn

Việc ăn nhiều canh rau xanh sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều các loại vitamin từ rau xanh, ngoài ra rèn luyện thói quen ăn nhiều canh cũng giúp bạn bổ sung một lượng nước đáng kể trong bửa ăn, tôi có để ý rất nhiều người mắc sỏi thận thường họ rất ít ăn canh rau xanh.

9. Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược hỗ trợ phòng và chữa sỏi thận


Ảnh minh họa về một loại trà Diệp hạ châu(Chó đẻ)
Bình thường khi bạn chưa mắc hoặc bị sỏi thận nhẹ có thể tăng cường một số thực phẩm có lợi trong việc phòng cũng như chữa sỏi thận ví dụ như bạn hay uống rượu có thể uống rượu chuối hột(chuối hột rừng càng tốt), đu đủ để cả vỏ(ví dụ món đu đủ hầm xương bò), uống trà thảo dược như trà mướp đắng, trà Diệp hạ châu(Chó đẻ),...
Anh Tuấn tổng hợp

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Cách chọn Hải Sản biển tươi ngon

Làm thế nào để chọn được những con cua, ghẹ, tôm hay mực ngon... chị em cũng cần phải biết cách.

Khi đi du lịch, đi biển, nếu có ý định chọn hải sản tươi sống để ăn tại nhà hàng hoặc mua mang về, chị em hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!

Cua

- Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.

- Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
- Nên chọn con thật tươi, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.

Ghẹ

Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh.

- Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.

- Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.

- Nếu thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt.

- Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm.

- Ghẹ đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, ghẹ cái thì yếm to.

Tôm

Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.


- Mắt cá phải tươi, hai mắt sáng và linh hoạt. Một số loại cá, mắt có thể lồi ra một chút.

- Nếu ấn nhẹ vào mình cá mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng thì đó là cá tươi. Bản chất của thịt cá là có tính đàn hồi. Theo thời gian bắt cá lên khỏi mặt nước thì khả năng này sẽ giảm

- Mang cá màu đỏ hoặc hồng là cá tươi và đầy sức sống.

- Một con cá tươi phải có vảy xếp chặt khít và sáng bóng. Da cũng không được có bất cứ nốt lấm chấm nào.

Mực

Chọn mực tươi nên chọn con to, dày mình, trắng đục như cùi dừa, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang  còn mực ống thì chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ.



Cách lựa chọn các loại sò không khác nhau là mấy. Như sò huyết ngon là khi bạn chọn con phải lớn vừa ăn vì nếu nhỏ lúc luộc hoặc sò sẽ bị teo lại, còn to quá thì dễ bị dai.
Sò còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, nên ngửi sò, sò có mùi hôi không nên mua.

Ngao

Khi mua nên chọn những con vỏ còn cứng, và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.

Ốc

Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.

Theo Eva.vn