Bữa cơm ngày hè dường như ngon hơn, dễ ăn hơn hẳn vì có bát dưa cà, bát sấu ngâm dầm mắm ăn cùng món rau luộc.
Cách làm sấu ngâm mắm không khó nhé chị em!
Nguyên liệu:
- Sấu bánh tẻ: 300gr (sấu bánh tẻ là loại sấu không quá non, không quá già).
- Nước
- Mắm
- Chút muối hạt
- Tỏi, ớt
Thực hiện:
Bước 1: Sấu gọt vỏ hoặc cạo, ngâm cùng nước muối loãng trong khoảng 30 phút cho ra hết nhựa. Sau đó xả sạch lại với nước. Đun sôi 1 nồi nước nóng già, tắt bếp, thả sấu vào chần qua rồi đổ ra rá để thật nguội.
Bước 2: Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ cuống, rửa sạch để ráo.
Bước 3: Mắm và nước lấy tỉ lệ 1 mắm : 1 nước với lượng vừa đủ để ngâm ngập quả sấu, cho vào nồi đun sôi, trước lúc tắt bếp thả ớt, tỏi vào, rồi tắt bếp để nguội.
Bước 4: Khi cả hỗn hợp nước mắm và sấu đã nguội thì thả sấu vào lọ đã rửa sạch tráng qua nước đun sôi, đổ hỗn hợp mắm vào ngâm khoảng 3-5 ngày là sấu ăn được.
Với cách làm sấu ngâm mắm như thế này đảm bảo bạn sẽ có món ăn kèm rất hấp dẫn.
Sấu ngâm mắm không chỉ ăn như thay dưa cà mà còn có thể dùng để kho cá cũng rất ngon và đưa cơm.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm sấu ngâm mắm!
Theo Trần Phương Anh (Khám phá)
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015
Thịt Bò ăn làm sao cho đúng?
Thịt bò là món ăn chứa nhiều bổ dưỡng và thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của mọi gia đình. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều và ăn theo sở thích đôi khi lại trở thành thứ “thuốc độc” gây hại cho sức khỏe.
Thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú có thể tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp năng lượng cho tế bào, làm chắc cơ bắp. Thịt bò ngon giàu protein, có chứa vitamin B12, kẽm và còn chứa Cytocilin – chất đốt cháy chất béo. Tuy nhiên trong thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao và có khả năng gây các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều và ăn sai cách.
Dưới đây là những điều không nên áp dụng khi ăn thịt bò:
Không ăn thịt bò tái
Đành rằng thịt bò tái có thể ngon, ngọt, mềm hơn thịt bò chín. Nhưng đây là thói quen xấu cần phải bỏ. Bởi nguy cơ gây bệnh rất cao.
Hiện nay, việc nuôi trồng và giết mổ, vận chuyển đôi khi không được đảm bảo nên thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo sức khỏe, không lo sợ ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể, bạn nên bỏ thói quen ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín. Cần thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến.
Không ăn vào buổi tối
Thịt bò giàu chất sắt hơn hẳn các thực phẩm khác. Sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế báo máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Sắt còn có tác dụng to lớn đối với sự hoạt động của gan, nguyên tố này thúc đẩy gan làm việc tốt và hiệu quả hơnvà không bị mệt mỏi.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Judith A. Sim Cox, nghiên cứu viên thuộc Đại học Utah (Mỹ), nếu bạn ăn thịt bò vào buổi tối, nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng sắt lớn trong khi gan đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.
Không ăn cùng thủy hải sản
Thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau. Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương, trong thủy sản rất giàu calci và magie. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.
Không ăn khi đang điều trị nám, tàn nhang
Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nám mà sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn đang bị nám hoặc tàn nhang thì không nên sử dụng thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám da bị lan rộng.
Cách nhận biết thịt bò nhiễm sán
Một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò, thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thị.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
Theo MH (Gia đình & Xã hội)
Thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú có thể tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp năng lượng cho tế bào, làm chắc cơ bắp. Thịt bò ngon giàu protein, có chứa vitamin B12, kẽm và còn chứa Cytocilin – chất đốt cháy chất béo. Tuy nhiên trong thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao và có khả năng gây các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều và ăn sai cách.
Dưới đây là những điều không nên áp dụng khi ăn thịt bò:
Không ăn thịt bò tái
Đành rằng thịt bò tái có thể ngon, ngọt, mềm hơn thịt bò chín. Nhưng đây là thói quen xấu cần phải bỏ. Bởi nguy cơ gây bệnh rất cao.
Hiện nay, việc nuôi trồng và giết mổ, vận chuyển đôi khi không được đảm bảo nên thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo sức khỏe, không lo sợ ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể, bạn nên bỏ thói quen ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín. Cần thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến.
Không ăn vào buổi tối
Thịt bò giàu chất sắt hơn hẳn các thực phẩm khác. Sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế báo máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Sắt còn có tác dụng to lớn đối với sự hoạt động của gan, nguyên tố này thúc đẩy gan làm việc tốt và hiệu quả hơnvà không bị mệt mỏi.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Judith A. Sim Cox, nghiên cứu viên thuộc Đại học Utah (Mỹ), nếu bạn ăn thịt bò vào buổi tối, nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng sắt lớn trong khi gan đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.
Không ăn cùng thủy hải sản
Thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau. Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương, trong thủy sản rất giàu calci và magie. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.
Không ăn khi đang điều trị nám, tàn nhang
Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nám mà sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn đang bị nám hoặc tàn nhang thì không nên sử dụng thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám da bị lan rộng.
Cách nhận biết thịt bò nhiễm sán
Một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò, thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thị.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
Theo MH (Gia đình & Xã hội)
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015
Cua sốt gừng ngon khó cưỡng
Món cua sốt gừng thơm ngon, hấp dẫn khiến cả nhà đều mê. Nếu gia đình bạn hay ăn hải sản đặc biệt là Cua thì bạn nên học cách chế biến thêm một vài món lạ miệng để thay đổi khẩu vị. Đâu phải lúc nào cũng ăn cua luộc , như vậy thì sẽ rất ngán :D.
Nguyên liệu:
- 3 con cua
- 30g bột mì; 90ml dầu ăn; 4-5 lát gừng; 4 nhánh hành lá’ 45ml rượu nấu ăn; 1 nhúm đường; 1 ít hạt tiêu; 10ml xì dầu
Cách làm:
Bước 1: Cua rửa sạch. Cho cua vào tủ lạnh khoảng 5-10 phút để dễ bóc vỏ. Sau đó cho cua ra thớt. Đầu tiên bóc mai cua rồi lật cua, bóc yếm và vỏ phần dưới bụng.
- Bóc bỏ phần mang hai bên bụng cua.
- Sau đó rửa sạch cua dưới vòi nước rồi chặt cua thành các phần nhỏ.
Bước 2: Lăn các phần của cua qua đĩa bột mì. Sau đó để sang một đĩa. Rắc bột mì lên các phần nhỏ còn lại của cua.
Bước 3: Đun nóng dầu ăn trong chảo, lắc đều chảo để dầu nóng đều. Khi dầu nóng, nhanh chóng cho từng miếng cua lớn vào chảo. Nghiêng chảo thành một vòng tròn để dầu ăn có thể lan rộng ra xung quanh chảo và ngấm đều vào các miếng cua. Nhiệt độ vẫn ở giữ ở mức cao. Say 15 giây, sử dùng thìa lật các miếng cua rồi chiên thêm 15 giây nữa. Chuyển cua ra một đĩa.
Bước 4: Làm sạch chảo, thêm 30ml dầu ăn vào, cho gừng vào xào khoảng 15 giây và sau đó thêm hành lá.
- Vẫn để lửa lớn, cho cua vào chảo rồi đảo đều.
- Sau 10 giây, thêm rượu nấu ăn vào, đậy vung, hạ nhiệt xuống mức trung bình. Nấu cua như vậy từ 2-3 phút. Trong quá trình này, tốt nhất là vẫn đậy vung và thỉnh thoảng nghiêng chảo để nước sốt có thể ngấm đều vào cua.
Sau đó, mở vung, thêm hành lá, đường, tiêu trắng, xì dầu. Đảo đều trong 10 giây rồi cho cua ra đĩa và thưởng thức!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món cua sốt gừng nhé!
Theo Ngọc Diệp (Thewok S)
Nguyên liệu:
- 3 con cua
- 30g bột mì; 90ml dầu ăn; 4-5 lát gừng; 4 nhánh hành lá’ 45ml rượu nấu ăn; 1 nhúm đường; 1 ít hạt tiêu; 10ml xì dầu
Cách làm:
Bước 1: Cua rửa sạch. Cho cua vào tủ lạnh khoảng 5-10 phút để dễ bóc vỏ. Sau đó cho cua ra thớt. Đầu tiên bóc mai cua rồi lật cua, bóc yếm và vỏ phần dưới bụng.
- Bóc bỏ phần mang hai bên bụng cua.
- Sau đó rửa sạch cua dưới vòi nước rồi chặt cua thành các phần nhỏ.
Bước 2: Lăn các phần của cua qua đĩa bột mì. Sau đó để sang một đĩa. Rắc bột mì lên các phần nhỏ còn lại của cua.
Bước 3: Đun nóng dầu ăn trong chảo, lắc đều chảo để dầu nóng đều. Khi dầu nóng, nhanh chóng cho từng miếng cua lớn vào chảo. Nghiêng chảo thành một vòng tròn để dầu ăn có thể lan rộng ra xung quanh chảo và ngấm đều vào các miếng cua. Nhiệt độ vẫn ở giữ ở mức cao. Say 15 giây, sử dùng thìa lật các miếng cua rồi chiên thêm 15 giây nữa. Chuyển cua ra một đĩa.
Bước 4: Làm sạch chảo, thêm 30ml dầu ăn vào, cho gừng vào xào khoảng 15 giây và sau đó thêm hành lá.
- Vẫn để lửa lớn, cho cua vào chảo rồi đảo đều.
- Sau 10 giây, thêm rượu nấu ăn vào, đậy vung, hạ nhiệt xuống mức trung bình. Nấu cua như vậy từ 2-3 phút. Trong quá trình này, tốt nhất là vẫn đậy vung và thỉnh thoảng nghiêng chảo để nước sốt có thể ngấm đều vào cua.
Sau đó, mở vung, thêm hành lá, đường, tiêu trắng, xì dầu. Đảo đều trong 10 giây rồi cho cua ra đĩa và thưởng thức!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món cua sốt gừng nhé!
Theo Ngọc Diệp (Thewok S)
Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015
Cách gọt và xếp dứa hình thuyền
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể gọt và xếp dứa đẹp mắt rồi. Quả dứa (trái thơm) dùng làm thức uống giải nhiệt ngày nóng nực rất tốt. Nó còn dùng để chữa một số bệnh như các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.
Chuẩn bị:
- Dứa
- Dao sắc
Cách làm:
Dùng dao bổ dứa làm 4 phần bằng nhau theo chiều dọc quả.
Sau đó, để lưỡi dao ở một đầu miếng dứa rồi gọt một đường sang đầu kia miếng dứa. Lưu ý, đường cắt gọt cách vỏ dứa một đoạn vừa phải đủ để không còn lại mắt dứa.
Lấy phần thịt dứa ra, dùng dao khứa hai đường hình chữ "V" song song ở mỗi bên miếng dứa.
Sau đó lại đặt miếng dứa lên trên vỏ dứa. Cắt phần thịt dứa thành các miếng bằng nhau. Cuối cùng là xếp các miếng dứa so le nhau.
Lúc này dứa có hình hơi giống chiếc thuyền khá đẹp mắt! Chúc các bạn thành công với cách gọt và xếp dứa như thế này nhé.
Theo Như Lan (Khám phá)
Chuẩn bị:
- Dứa
- Dao sắc
Cách làm:
Dùng dao bổ dứa làm 4 phần bằng nhau theo chiều dọc quả.
Sau đó, để lưỡi dao ở một đầu miếng dứa rồi gọt một đường sang đầu kia miếng dứa. Lưu ý, đường cắt gọt cách vỏ dứa một đoạn vừa phải đủ để không còn lại mắt dứa.
Lấy phần thịt dứa ra, dùng dao khứa hai đường hình chữ "V" song song ở mỗi bên miếng dứa.
Sau đó lại đặt miếng dứa lên trên vỏ dứa. Cắt phần thịt dứa thành các miếng bằng nhau. Cuối cùng là xếp các miếng dứa so le nhau.
Lúc này dứa có hình hơi giống chiếc thuyền khá đẹp mắt! Chúc các bạn thành công với cách gọt và xếp dứa như thế này nhé.
Theo Như Lan (Khám phá)
Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015
Thịt chân giò xào lăn
Món thịt chân giò xào lăn sẽ đem lại cảm giác thích thú khi thưởng thức. Thịt chân giò heo cực săn chắc , giàu đạm lại ít chất béo rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 400g
- Sả: 5 củ
- Vừng: 50g
- Hành khô: 3-4 củ
- Gia vị: Mắm, dầu hào, dầu ăn, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, nướng qua trên bếp hoặc nếu có rơm thui chân giò cho đến khi phần bì, thịt hơi xem xém là được.
Bước 2: Thái mỏng từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Hành khô bóc vỏ thái mỏng, sả bóc lớp vỏ ngoài, thái mỏng.
Bước 4: Vừng rang chín.
Bước 5: Ướp thịt với 2 thìa canh dầu hào, 1 thìa mắm ngon. Ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 6: Phi thơm hành cho tới khi vàng giòn, chừa lại một ít. Phi hành khô với chút dầu ăn, cho sả vào đảo xơ.
Bước 7: Tiếp tục cho thịt vào xào với lửa lớn. Thịt chân giò phải xào to lửa để thịt được săn và không bị dai.
Nêm lại gia vị cho vừa miệng, chút thêm ít mì chính, tắt bếp cho thịt ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt và thưởng thức ngay thôi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm thịt chân giò xào lăn giòn ngon cho cả nhà!
Theo Hương Quý (Khám phá)
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 400g
- Sả: 5 củ
- Vừng: 50g
- Hành khô: 3-4 củ
- Gia vị: Mắm, dầu hào, dầu ăn, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, nướng qua trên bếp hoặc nếu có rơm thui chân giò cho đến khi phần bì, thịt hơi xem xém là được.
Bước 2: Thái mỏng từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Hành khô bóc vỏ thái mỏng, sả bóc lớp vỏ ngoài, thái mỏng.
Bước 4: Vừng rang chín.
Bước 5: Ướp thịt với 2 thìa canh dầu hào, 1 thìa mắm ngon. Ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 6: Phi thơm hành cho tới khi vàng giòn, chừa lại một ít. Phi hành khô với chút dầu ăn, cho sả vào đảo xơ.
Bước 7: Tiếp tục cho thịt vào xào với lửa lớn. Thịt chân giò phải xào to lửa để thịt được săn và không bị dai.
Nêm lại gia vị cho vừa miệng, chút thêm ít mì chính, tắt bếp cho thịt ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt và thưởng thức ngay thôi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm thịt chân giò xào lăn giòn ngon cho cả nhà!
Theo Hương Quý (Khám phá)
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015
Chọn giá đỗ thế nào cho ngon, an toàn?
Giá đỗ là loại thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, để tăng năng xuất và kích thích người mua, nhiều nhà sản xuất đã không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Giá đỗ tẩm hóa chất mới đẹp và hút khách
Hiên nay, giá đỗ được bán trên thị trường chủ yếu thường có thân rất mập, trắng, không có rễ và rất đẹp mắt. Tuy nhiên, để có những cọng giá đỗ đẹp mắt như vậy, một số người chuyên sản xuất giá thường sử dụng một loại hóa chất tưới để thúc giá đỗ lớn nhanh, mập mạp mà không hề có rễ dài. Sử dụng hóa chất này, mỗi ngày đầu lậu có thể sản xuất ra nửa tấn giá đỗ.
Chia sẻ với báo Người lao động, anh T. một người có kinh nghiệm làm giá đỗ khoảng bốn năm tại xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn, TP HCM) cho biết sở dĩ người làm giá phải tẩm hóa chất vào, một phần là do tiểu thương, những người đi lấy hàng bỏ mối bán cho chợ và các quán ăn, chỉ chuộng loại giá nhìn mập mạp, trắng bóng và không có rễ. Còn những cọng giá thân dài, rễ tua tủa rất khó bán.
Cũng là một người làm giá đỗ và có cách làm tương tự, chị H. ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, hàng ngày sản xuất và cung cấp rau giá cho các chợ và quán ăn ở địa phương, khu vực quận 12 cho biết gia đình chị sử dụng loại thuốc cắt rễ, kìm hãm sự phát triển chiều dài, tăng độ mập của thân giá, chứ không sử dụng loại thuốc tăng trưởng.
“Nếu không sử dụng thuốc cắt rễ thì không thể bán được vì giá mọc rễ nhiều, thân dài ngoằng, nhìn không đẹp” - chị H. cho biết.
Điều đáng nói là cả hai cơ sở sản xuất giá này đều không biết loại hóa chất mình đang sử dụng là gì, độc hại ra sao. Họ chỉ biết đó là tuýp hóa chất nhựa có màu trong suốt, không nhãn mác, được mua tại cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm giá.
Càng đẹp càng nhiều nguy hiểm
Thực ra, loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh là một loại hóa chất mà giới chuyên môn cảnh báo đó là một loại hoóc môn thực vật, sử dụng bừa bãi có hại cho người tiêu dùng. Loại thuốc này đã xuất hiện vài năm gần đây tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, được các đầu nậu sử dụng phổ biến để kích thích giá đỗ phát triển nhanh.
Chia sẻ trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm (Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam) khẳng định rằng, loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh không nằm trong danh mục thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) được phép lưu hành tại Việt Nam.
Các chuyên gia an toàn thực phẩm lo ngại, việc sử dụng hóa chất với thời gian ngắn để kích thích tăng trưởng cho giá đỗ, các chất có hại vẫn còn và sẽ thâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng.
Theo bà Sửu, các hợp chất của thuốc BVTV này có chứa nguyên tố Clo (như monito, DDT, 2,4 D...) đã bị cấm sử dụng do chứa hàm lượng độc tố cao, bền vững trong môi trường (có những loại hợp chất phải trên 15 năm mới bị phân huỷ hết trong điều kiện tự nhiên). Khi phun cho rau quả chúng sẽ tạo thành hợp chất Perexit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không có mùi, không vị nên rất khó phát hiện.
Ngoài ra các hợp chất của thuốc BVTV này còn chứa phospho (hợp chất lân hữu cơ) rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng của động vật và con người. Khi người tiêu dùng ăn phải các loại rau có chứa các hoá chất độc hại này thì cơ thể không có khả năng đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá mà các hoá chất này sẽ được tích luỹ dần trong các mô mỡ, gan và tuỷ sống… gây lên nhiều bệnh tật nguy hiểm trên con người như đãng trí, giảm thị lực và sức đề kháng...
Cách phân biệt giá có chứa hóa chất
Giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước: Giá sẽ chặt hơn, rễ dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ, thân, lá mầm. Cọng giá này khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, và khi ăn có vị thơm của đậu.
Giá dùng thuốc kích thích độc hại: Cọng giá ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn chứ rễ không dài như sợi chỉ giống giá đỗ tự nhiên. Hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.
Theo Mạc Nhiên (Đời sống & Pháp luật)
Giá đỗ tẩm hóa chất mới đẹp và hút khách
Hiên nay, giá đỗ được bán trên thị trường chủ yếu thường có thân rất mập, trắng, không có rễ và rất đẹp mắt. Tuy nhiên, để có những cọng giá đỗ đẹp mắt như vậy, một số người chuyên sản xuất giá thường sử dụng một loại hóa chất tưới để thúc giá đỗ lớn nhanh, mập mạp mà không hề có rễ dài. Sử dụng hóa chất này, mỗi ngày đầu lậu có thể sản xuất ra nửa tấn giá đỗ.
Chia sẻ với báo Người lao động, anh T. một người có kinh nghiệm làm giá đỗ khoảng bốn năm tại xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn, TP HCM) cho biết sở dĩ người làm giá phải tẩm hóa chất vào, một phần là do tiểu thương, những người đi lấy hàng bỏ mối bán cho chợ và các quán ăn, chỉ chuộng loại giá nhìn mập mạp, trắng bóng và không có rễ. Còn những cọng giá thân dài, rễ tua tủa rất khó bán.
Cũng là một người làm giá đỗ và có cách làm tương tự, chị H. ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, hàng ngày sản xuất và cung cấp rau giá cho các chợ và quán ăn ở địa phương, khu vực quận 12 cho biết gia đình chị sử dụng loại thuốc cắt rễ, kìm hãm sự phát triển chiều dài, tăng độ mập của thân giá, chứ không sử dụng loại thuốc tăng trưởng.
“Nếu không sử dụng thuốc cắt rễ thì không thể bán được vì giá mọc rễ nhiều, thân dài ngoằng, nhìn không đẹp” - chị H. cho biết.
Điều đáng nói là cả hai cơ sở sản xuất giá này đều không biết loại hóa chất mình đang sử dụng là gì, độc hại ra sao. Họ chỉ biết đó là tuýp hóa chất nhựa có màu trong suốt, không nhãn mác, được mua tại cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm giá.
Càng đẹp càng nhiều nguy hiểm
Thực ra, loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh là một loại hóa chất mà giới chuyên môn cảnh báo đó là một loại hoóc môn thực vật, sử dụng bừa bãi có hại cho người tiêu dùng. Loại thuốc này đã xuất hiện vài năm gần đây tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, được các đầu nậu sử dụng phổ biến để kích thích giá đỗ phát triển nhanh.
Chia sẻ trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm (Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam) khẳng định rằng, loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh không nằm trong danh mục thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) được phép lưu hành tại Việt Nam.
Các chuyên gia an toàn thực phẩm lo ngại, việc sử dụng hóa chất với thời gian ngắn để kích thích tăng trưởng cho giá đỗ, các chất có hại vẫn còn và sẽ thâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng.
Theo bà Sửu, các hợp chất của thuốc BVTV này có chứa nguyên tố Clo (như monito, DDT, 2,4 D...) đã bị cấm sử dụng do chứa hàm lượng độc tố cao, bền vững trong môi trường (có những loại hợp chất phải trên 15 năm mới bị phân huỷ hết trong điều kiện tự nhiên). Khi phun cho rau quả chúng sẽ tạo thành hợp chất Perexit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không có mùi, không vị nên rất khó phát hiện.
Ngoài ra các hợp chất của thuốc BVTV này còn chứa phospho (hợp chất lân hữu cơ) rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng của động vật và con người. Khi người tiêu dùng ăn phải các loại rau có chứa các hoá chất độc hại này thì cơ thể không có khả năng đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá mà các hoá chất này sẽ được tích luỹ dần trong các mô mỡ, gan và tuỷ sống… gây lên nhiều bệnh tật nguy hiểm trên con người như đãng trí, giảm thị lực và sức đề kháng...
Cách phân biệt giá có chứa hóa chất
Giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước: Giá sẽ chặt hơn, rễ dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ, thân, lá mầm. Cọng giá này khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, và khi ăn có vị thơm của đậu.
Giá dùng thuốc kích thích độc hại: Cọng giá ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn chứ rễ không dài như sợi chỉ giống giá đỗ tự nhiên. Hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.
Theo Mạc Nhiên (Đời sống & Pháp luật)
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015
Những ai không được ăn cua đồng?
Cua đồng là món ăn dân dã, giàu giá trị dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được cua.
Cua bổ, giàu dinh dưỡng
Theo tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai – Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Những người không nên ăn cua
Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng TS. Hồ Thu Mai lại cho biết thêm, không phải ai cũng có thể ăn được cua.
- Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
- Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.
- Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.
Không ăn cua trong một số trường hợp
- Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
- Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó.
Lưu ý, hiện tại nhiều chị em vì muốn ăn cua sạch nên đã về quê hoặc nhờ người quen mua cua đồng ở quê rồi sơ chế sẵn, đem về bảo quản tủ lạnh và chế biến dần. Tuy nhiên, không nên để cua ở ngăn mát còn nếu để ngăn đá phải bọc cẩn thận và không để lâu quá 1 tuần.
- Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.
Theo Tuệ Linh (Khám Phá)
Cua bổ, giàu dinh dưỡng
Theo tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai – Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Những người không nên ăn cua
Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng TS. Hồ Thu Mai lại cho biết thêm, không phải ai cũng có thể ăn được cua.
- Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
- Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.
- Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.
Không ăn cua trong một số trường hợp
- Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
- Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó.
Lưu ý, hiện tại nhiều chị em vì muốn ăn cua sạch nên đã về quê hoặc nhờ người quen mua cua đồng ở quê rồi sơ chế sẵn, đem về bảo quản tủ lạnh và chế biến dần. Tuy nhiên, không nên để cua ở ngăn mát còn nếu để ngăn đá phải bọc cẩn thận và không để lâu quá 1 tuần.
- Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.
Theo Tuệ Linh (Khám Phá)
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015
Vị thuốc quý từ rau càng cua
Rau càng cua là một loài rau dại rất dễ sống ở các khu đất có sỏi đá, vách tường nhà, đây là loài rau mang lại cho chúng ta một vị thuốc rất quý mà ít người biết tới
Bạn thấy đâu đó loài rau này mọc rất nhiều nhưng chưa biết thông tin về nó. Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo…
Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Ảnh minh họa về cây rau càng cua |
Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp… Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.
Ảnh: Rau càng cua nộm thịt Bò |
Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.
Rau càng cua ăn sống rất tốt, nếu biết chế biến bạn có thể nộm gỏi rau càng cua với thịt bò, cá khô,...ăn rất ngon. Tuy nhiên, khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh bạn cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua:
– Viêm họng: rau càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
– Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
– Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
– Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 – 100g.
– Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 – 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.
– Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
– Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Tham khảo
Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015
Những điều “tối kỵ” khi ăn dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây bổ dưỡng được lòng rất nhiều người. Nhưng loại quả này sẽ trở thành đồ ăn gây hại đến sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
Chứa một hàm lượng nước và vitamin lớn, dưa hấu là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, ăn dưa hấu không đúng cách sẽ biến loại trái cây giàu dinh dưỡng này thành hiểm họa đối với sức khỏe của bạn.
Vì vậy, khi ăn dưa hấu bạn cần chú ý tới những đặc điểm dưới đây.
Ăn dưa hấu quá lạnh
Mùa hè này, có rất nhiều loại hoa quả được nhiều người yêu thích, trong đó có dưa hấu. Nhiều người còn có sở thích ăn dưa hấu để tủ lạnh vì sẽ khiến chúng ta có cảm giác rất mát miệng, giải nhiệt.
Tuy nhiên, theo thông tin trên báo Trí thức trẻ, điều này lại không hề tốt cho dạ dày của bạn. Nếu tiêu thụ một lượng dưa hấu lạnh lớn sẽ khiến dạ dày của bạn bị lạnh, hạn chế chức năng tiết dịch vị, khiến khả năng tiêu hóa của bạn bị giảm xuống.
Thay vào đó, bạn nên để dưa hấu ở ngăn mát với nhiệt độ từ 8-10 độ C, khi để thì nên để nguyên quả để không bị mất mùi vị của dưa và hạn chế việc dưa bị nhiễm mùi của các đồ ăn thức uống khác vào. Ngoài ra, khi ăn dưa hấu lạnh bạn cũng không nên ăn quá nhiều, tránh tình trạng đau bụng hay khó tiêu.
Ăn quá nhiều
Các nhà khoa học cho biết, 94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa nếu bạn ăn quá nhiều.
Hơn nữa, dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, trướng bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… Do đó các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ăn dưa hấu quá nhiều.
Không nên ăn dưa hấu đã bổ ra quá lâu
Khi bổ dưa hấu ra nên ăn ngay để tránh bị mất chất và cảm giác mất ngon. Hơn nữa, dưa hấu bổ ra để bên ngoài quá lâu chưa ăn, vì không còn lớp vỏ bảo quản sẽ dễ bị nẫu và có thể bị nhiễm khuẩn, sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình..
Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn
Tờ Khám phá khuyên, bạn không nên ăn dưa hấu sau khi ăn, vì lượng nước lớn chứa trong dưa hấu sẽ khiến dịch vị của dạ dày bị loãng, không tốt cho tiêu hóa khi bạn ăn trước và sau giờ cơm.
Bên cạnh đó dưa ăn dưa hấu trước giờ ăn còn khiến bạn có cảm giác chán ăn, khiến bữa cơm không mấy ngon miệng.
Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng
Trái dưa hấu vốn có công dụng lợi tiểu, nếu những người mắc bệnh viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó điều trị tận gốc.
Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị cảm, lạnh
Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù do bị cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không trái cây có tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…
Theo Mạc Nhiên (Đời sống pháp luật)
Chứa một hàm lượng nước và vitamin lớn, dưa hấu là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, ăn dưa hấu không đúng cách sẽ biến loại trái cây giàu dinh dưỡng này thành hiểm họa đối với sức khỏe của bạn.
Vì vậy, khi ăn dưa hấu bạn cần chú ý tới những đặc điểm dưới đây.
Ăn dưa hấu quá lạnh
Mùa hè này, có rất nhiều loại hoa quả được nhiều người yêu thích, trong đó có dưa hấu. Nhiều người còn có sở thích ăn dưa hấu để tủ lạnh vì sẽ khiến chúng ta có cảm giác rất mát miệng, giải nhiệt.
Tuy nhiên, theo thông tin trên báo Trí thức trẻ, điều này lại không hề tốt cho dạ dày của bạn. Nếu tiêu thụ một lượng dưa hấu lạnh lớn sẽ khiến dạ dày của bạn bị lạnh, hạn chế chức năng tiết dịch vị, khiến khả năng tiêu hóa của bạn bị giảm xuống.
Thay vào đó, bạn nên để dưa hấu ở ngăn mát với nhiệt độ từ 8-10 độ C, khi để thì nên để nguyên quả để không bị mất mùi vị của dưa và hạn chế việc dưa bị nhiễm mùi của các đồ ăn thức uống khác vào. Ngoài ra, khi ăn dưa hấu lạnh bạn cũng không nên ăn quá nhiều, tránh tình trạng đau bụng hay khó tiêu.
Ăn quá nhiều
Các nhà khoa học cho biết, 94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa nếu bạn ăn quá nhiều.
Hơn nữa, dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, trướng bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… Do đó các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ăn dưa hấu quá nhiều.
Không nên ăn dưa hấu đã bổ ra quá lâu
Khi bổ dưa hấu ra nên ăn ngay để tránh bị mất chất và cảm giác mất ngon. Hơn nữa, dưa hấu bổ ra để bên ngoài quá lâu chưa ăn, vì không còn lớp vỏ bảo quản sẽ dễ bị nẫu và có thể bị nhiễm khuẩn, sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình..
Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn
Tờ Khám phá khuyên, bạn không nên ăn dưa hấu sau khi ăn, vì lượng nước lớn chứa trong dưa hấu sẽ khiến dịch vị của dạ dày bị loãng, không tốt cho tiêu hóa khi bạn ăn trước và sau giờ cơm.
Bên cạnh đó dưa ăn dưa hấu trước giờ ăn còn khiến bạn có cảm giác chán ăn, khiến bữa cơm không mấy ngon miệng.
Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng
Trái dưa hấu vốn có công dụng lợi tiểu, nếu những người mắc bệnh viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó điều trị tận gốc.
Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị cảm, lạnh
Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù do bị cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không trái cây có tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…
Theo Mạc Nhiên (Đời sống pháp luật)
Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015
Lịch vạn niên
Bạn muốn xem lịch vạn niên của tháng trong năm?
Đây là công cụ tra cứu Lịch vạn niên hoàn toàn miễn phí và chính xác. Bạn có thể tra cứu gần 200 năm (từ năm 1904 đến năm 2099)
( Theo blog phong thủy)
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015
Các loại thực phẩm bạn nên hạn chế?
Bánh mỳ trắng, thực phẩm đông lạnh, thịt muối… là những loại thực phẩm tuyệt đối bạn không nên sử dụng lại. Ăn uống như thế nào mới đúng cách và tránh phát sinh những nguy hiểm đang rình rập trong cuộc sống là điều mọi người nội trợ cần ghi nhớ.
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng và những loại bột tinh chế khác thường không chứa hoặc có rất ít vitamin cũng như là những chất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy mà chúng hầu như không có giá trị dinh dưỡng nào cho bạn. Thêm vào đó, cơ thể chúng ta vốn không thể biết làm thế nào để tiêu hóa đúng cách các loại thực phẩm, có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.
Bơ thực vật
Giống như những thực phẩm chế biến khác, bơ thực vật vốn là loại nguyên liệu không lành mạnh, chứa nhiều chất hydro hóa và chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Điều này sẽ tác động đến cơ thể đặc biệt là vòng eo của bạn. Bơ nguyên chất là sự lựa chọn tốt dành cho bạn, loại bơ này hoàn toàn không có chất béo chuyển hóa xấu nên có lợi cho cơ thể.
Gạo trắng
Giống như bánh mỳ trắng, gạo trắng không có nhiều giá trị dinh dưỡng và gây khó khăn cho cơ thể để xử lý nó. Thêm vào đó, gạo trắng khiến lượng đường trong máu tăng vọt, gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn gạo nâu thay thế cho gạo trắng.
Bắp rang bơ
Thật khó có thể nói “không” với mùi vị thơm ngon của bắp rang bơ tại rạp chiếu phim. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích món ăn này thì hãy cẩn thận vì nó chứa các thành phần không lành mạnh và có thể gây biến đổi di truyền. Bạn có thể lựa chọn bỏng ngô hữu cơ hoặc những đồ ăn vặt khác khi ngồi trong rạp chiếu phim.
Thịt muối
Bánh mỳ kẹp thịt, thịt xông khói, xúc xích… và những sản phẩm thịt muối khác thường chứa rất nhiều muối nitrat và chất bảo quản khác có nguy cơ gây ung thư và bệnh tim. Khi mua thịt, bạn nên chọn sản phẩm từ động vật ăn cỏ hữu cơ để đảm bảo sức khỏe.
Thực phẩm đông lạnh
Những thực phẩm đông lạnh thường được nạp các chất bảo quản không lành mạnh, muối chế biến và thành phần nhân tạo. Do vậy, bạn không nên sử dụng những món ăn đông lạnh mà nên tìm kiếm sự lựa chọn nhanh chóng và tốt cho sức khỏe khác.
Các dạng lương khô bổ sung đạm
Theo cách thông thường, những thực phẩm này dường như là cách bổ sung cho một chế độ ăn uống lành mạnh.Tuy nhiên, bạn hãy coi chừng, vì những thực phẩm thay thế bữa ăn này chứa protein đậu nành đã được xử lý, đường tinh luyện và các chất phụ gia có hại khác. Tất nhiên không phải tất cả các dạng thực phẩm này đều xấu, hãy chắc rằng bạn đã đọc nhãn thành phần và bạn nên chọn những nguyên liệu sạch.
Thực phẩm “ăn kiêng”
Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay được gọi là thực phẩm "ăn kiêng" đều có chứa chất làm ngọt nhân tạo như aspartame hoặc saccharin, cả hai đều có nguy cơ gây tổn thương thần kinh , các vấn đề tiêu hóa. Do vậy, bạn nên lựa chọn những thực phẩm gần với thiên nhiên và tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm nhiễm bẩn
Trái cây và rau xanh vốn là thực phẩm được cho là khỏe mạnh. Tuy nhiên, thật không may, một số sản phẩm bị nhiễm đầy thuốc trừ sâu nên không lành mạnh. Bạn hãy tránh xa các loại thực phẩm được tìm thấy trên danh sách "Dirty Dozen" (12 loại thực phẩm bẩn) và lựa chọn sản phẩm hữu cơ để thay thế.
Theo Hồng Nam (Đời sống pháp luật)
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng và những loại bột tinh chế khác thường không chứa hoặc có rất ít vitamin cũng như là những chất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy mà chúng hầu như không có giá trị dinh dưỡng nào cho bạn. Thêm vào đó, cơ thể chúng ta vốn không thể biết làm thế nào để tiêu hóa đúng cách các loại thực phẩm, có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.
Bơ thực vật
Giống như những thực phẩm chế biến khác, bơ thực vật vốn là loại nguyên liệu không lành mạnh, chứa nhiều chất hydro hóa và chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Điều này sẽ tác động đến cơ thể đặc biệt là vòng eo của bạn. Bơ nguyên chất là sự lựa chọn tốt dành cho bạn, loại bơ này hoàn toàn không có chất béo chuyển hóa xấu nên có lợi cho cơ thể.
Gạo trắng
Giống như bánh mỳ trắng, gạo trắng không có nhiều giá trị dinh dưỡng và gây khó khăn cho cơ thể để xử lý nó. Thêm vào đó, gạo trắng khiến lượng đường trong máu tăng vọt, gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn gạo nâu thay thế cho gạo trắng.
Bắp rang bơ
Thật khó có thể nói “không” với mùi vị thơm ngon của bắp rang bơ tại rạp chiếu phim. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích món ăn này thì hãy cẩn thận vì nó chứa các thành phần không lành mạnh và có thể gây biến đổi di truyền. Bạn có thể lựa chọn bỏng ngô hữu cơ hoặc những đồ ăn vặt khác khi ngồi trong rạp chiếu phim.
Thịt muối
Bánh mỳ kẹp thịt, thịt xông khói, xúc xích… và những sản phẩm thịt muối khác thường chứa rất nhiều muối nitrat và chất bảo quản khác có nguy cơ gây ung thư và bệnh tim. Khi mua thịt, bạn nên chọn sản phẩm từ động vật ăn cỏ hữu cơ để đảm bảo sức khỏe.
Thực phẩm đông lạnh
Những thực phẩm đông lạnh thường được nạp các chất bảo quản không lành mạnh, muối chế biến và thành phần nhân tạo. Do vậy, bạn không nên sử dụng những món ăn đông lạnh mà nên tìm kiếm sự lựa chọn nhanh chóng và tốt cho sức khỏe khác.
Các dạng lương khô bổ sung đạm
Theo cách thông thường, những thực phẩm này dường như là cách bổ sung cho một chế độ ăn uống lành mạnh.Tuy nhiên, bạn hãy coi chừng, vì những thực phẩm thay thế bữa ăn này chứa protein đậu nành đã được xử lý, đường tinh luyện và các chất phụ gia có hại khác. Tất nhiên không phải tất cả các dạng thực phẩm này đều xấu, hãy chắc rằng bạn đã đọc nhãn thành phần và bạn nên chọn những nguyên liệu sạch.
Thực phẩm “ăn kiêng”
Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay được gọi là thực phẩm "ăn kiêng" đều có chứa chất làm ngọt nhân tạo như aspartame hoặc saccharin, cả hai đều có nguy cơ gây tổn thương thần kinh , các vấn đề tiêu hóa. Do vậy, bạn nên lựa chọn những thực phẩm gần với thiên nhiên và tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm nhiễm bẩn
Trái cây và rau xanh vốn là thực phẩm được cho là khỏe mạnh. Tuy nhiên, thật không may, một số sản phẩm bị nhiễm đầy thuốc trừ sâu nên không lành mạnh. Bạn hãy tránh xa các loại thực phẩm được tìm thấy trên danh sách "Dirty Dozen" (12 loại thực phẩm bẩn) và lựa chọn sản phẩm hữu cơ để thay thế.
Theo Hồng Nam (Đời sống pháp luật)
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015
4 Sai lầm khi nướng đồ ăn
Không thể phủ nhận rằng đồ nướng và nấu ăn ngoài trời là một phần không thể thiếu trong ẩm thực hiện đại. Thậm chí những loại quả và rau xanh sẽ có hương vị ngon hơn nếu đem nướng.
Tuy nhiên, trong việc thực hiện món nướng, nhiều người hay mắc những sai lầm khá phổ biến:
Để vỉ nướng quá bẩn
Sử dụng vỉ nướng là một chuyện nhưng nướng trên chiếc vỉ bẩn lại là một chuyện khác. Dụng cụ nướng của bạn không nhất thiết phải cực kỳ sạch sẽ trong mỗi lần nấu ăn, tuy nhiên bạn nên sử dụng một chiếc chổi nướng hoặc giấy nhôm để loại bỏ những mảnh vụn của thực phẩm và than từ vỉ nướng trước và sau mỗi lần nướng.
Sử dụng các dụng cụ không đúng
Bạn không cần quá nhiều dụng cụ để nướng, nhưng bạn cần chắc chắn rằng mình đã sử dụng chúng một cách đúng đắn trong mỗi lần nướng. Nhìn chung, bạn cần có các dụng cụ nướng có cán dài (để tránh bị bỏng), chiếc kẹp nướng và cái xẻng nướng. Một cái nĩa nướng có cán dài có thể rất tuyệt vời khi nướng rau nhưng lại không sử dụng để nước thịt. Vì những miếng thịt bị xiên trong quá trình nướng sẽ mất nước cốt và trở nên khô hơn.
Để thực phẩm dính với tấm vỉ nướng
Trước khi bạn bắt đầu nướng, cần bôi qua một lớp dầu ăn trung tính như dầu hạt cải lên vỉ nướng. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho thức ăn không dính vào vỉ nướng trong quá trình nấu. Đồng thời nó cũng giúp làm sạch vỉ nướng của bạn một cách tốt hơn.
Chỉ sử dụng nhiệt trực tiếp
Khi trong quá trình nướng, bạn cần có hai loại nhiệt độ khác nhau là trực tiếp và gián tiếp. Bạn tạo nhiệt trực tiếp bằng cách nướng trực tiếp trên lửa, nhiệt gián tiếp bằng cách nướng gần lửa.
Có một cách dễ dàng để thiết lập hai vùng nướng khác nhau đó là bạn chia than thành hai đống riêng biệt ở hai đầu đối diện với lò nướng. 2 đầu bếp nướng sẽ cung cấp nhiệt trực tiếp để nướng những thức ăn chia thành nhiều miếng nhỏ như tôm hoặc thịt gà xiên. Còn trung tâm của bếp nướng sẽ cung cấp nhiệt gián tiếp để nướng những phần thịt lớn hơn như một dẻ sườn chẳng hạn, cần mất nhiều thời gian nướng hơn.
Theo Hồng Nam (Foxnews) (Đời sống & Pháp luật)
Tuy nhiên, trong việc thực hiện món nướng, nhiều người hay mắc những sai lầm khá phổ biến:
Để vỉ nướng quá bẩn
Sử dụng vỉ nướng là một chuyện nhưng nướng trên chiếc vỉ bẩn lại là một chuyện khác. Dụng cụ nướng của bạn không nhất thiết phải cực kỳ sạch sẽ trong mỗi lần nấu ăn, tuy nhiên bạn nên sử dụng một chiếc chổi nướng hoặc giấy nhôm để loại bỏ những mảnh vụn của thực phẩm và than từ vỉ nướng trước và sau mỗi lần nướng.
Sử dụng các dụng cụ không đúng
Bạn không cần quá nhiều dụng cụ để nướng, nhưng bạn cần chắc chắn rằng mình đã sử dụng chúng một cách đúng đắn trong mỗi lần nướng. Nhìn chung, bạn cần có các dụng cụ nướng có cán dài (để tránh bị bỏng), chiếc kẹp nướng và cái xẻng nướng. Một cái nĩa nướng có cán dài có thể rất tuyệt vời khi nướng rau nhưng lại không sử dụng để nước thịt. Vì những miếng thịt bị xiên trong quá trình nướng sẽ mất nước cốt và trở nên khô hơn.
Để thực phẩm dính với tấm vỉ nướng
Trước khi bạn bắt đầu nướng, cần bôi qua một lớp dầu ăn trung tính như dầu hạt cải lên vỉ nướng. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho thức ăn không dính vào vỉ nướng trong quá trình nấu. Đồng thời nó cũng giúp làm sạch vỉ nướng của bạn một cách tốt hơn.
Chỉ sử dụng nhiệt trực tiếp
Khi trong quá trình nướng, bạn cần có hai loại nhiệt độ khác nhau là trực tiếp và gián tiếp. Bạn tạo nhiệt trực tiếp bằng cách nướng trực tiếp trên lửa, nhiệt gián tiếp bằng cách nướng gần lửa.
Có một cách dễ dàng để thiết lập hai vùng nướng khác nhau đó là bạn chia than thành hai đống riêng biệt ở hai đầu đối diện với lò nướng. 2 đầu bếp nướng sẽ cung cấp nhiệt trực tiếp để nướng những thức ăn chia thành nhiều miếng nhỏ như tôm hoặc thịt gà xiên. Còn trung tâm của bếp nướng sẽ cung cấp nhiệt gián tiếp để nướng những phần thịt lớn hơn như một dẻ sườn chẳng hạn, cần mất nhiều thời gian nướng hơn.
Theo Hồng Nam (Foxnews) (Đời sống & Pháp luật)
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
Cách nhận biết Thịt bò, lợn nhiễm Sán
Thịt lợn và thịt bò là hai loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Chúng đều cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế là cả thịt bò và thịt lợn đều có nguy cơ bị nhiễm sán. Nếu ăn phải, sẽ đe dọa rất lớn đối với sức khỏe con người.
Những tác hại khi ăn phải thịt lợn, thịt bò nhiễm giun sán
Theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, thịt bò bị nhiễm giun sán, có tên khoa học là cysticercus bovis, thịt lợn nhiễm sán được gọi là cysticercus cellulosae.
Khi chúng ta ăn phải thịt lợn hay thịt bò có chứa các nang ấu trùng sán khi chưa được nấu chín, các ấu trùng này khi xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày, lớp màng ngoài của sán bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng.
Những triệu chứng khi ăn phải thịt bò, thịt lợn nhiễm sán là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ra cả đốt sán.
Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.
Nhận biết thịt bò, thịt lợn chứa sán
Theo tin tức trên báo Trí thức trẻ, một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò, thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thị.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
Làm sao để ăn thịt bò, thịt lợn an toàn?
- Tuyệt đối không ăn thịt bò, lợn sống hoặc tái, chưa được nấu chín kỹ. Lưu ý ăn ngay sau khi nấu xong, tránh để lâu, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập.
- Tránh để bị ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và thức ăn sống với bề mặt bị bẩn. Với những dụng cụ sơ chế thịt lon, bò sống cần phải được rửa sạch sẽ như dao, thớt trước khi sử dụng cho thực phẩm chín khác.
- Rửa tay thật sạch trước và sau khi nấu ăn, đặc biệt là sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Khi tay bạn bị nhiễm trùng hãy băng kỹ và kín vết nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
Theo Mạc Nhiên (Đời sống & Pháp luật)
Những tác hại khi ăn phải thịt lợn, thịt bò nhiễm giun sán
Theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, thịt bò bị nhiễm giun sán, có tên khoa học là cysticercus bovis, thịt lợn nhiễm sán được gọi là cysticercus cellulosae.
Khi chúng ta ăn phải thịt lợn hay thịt bò có chứa các nang ấu trùng sán khi chưa được nấu chín, các ấu trùng này khi xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày, lớp màng ngoài của sán bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng.
Những triệu chứng khi ăn phải thịt bò, thịt lợn nhiễm sán là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ra cả đốt sán.
Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.
Nhận biết thịt bò, thịt lợn chứa sán
Theo tin tức trên báo Trí thức trẻ, một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn hay bò bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt bò, thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thị.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn, bò có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
Làm sao để ăn thịt bò, thịt lợn an toàn?
- Tuyệt đối không ăn thịt bò, lợn sống hoặc tái, chưa được nấu chín kỹ. Lưu ý ăn ngay sau khi nấu xong, tránh để lâu, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập.
- Tránh để bị ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và thức ăn sống với bề mặt bị bẩn. Với những dụng cụ sơ chế thịt lon, bò sống cần phải được rửa sạch sẽ như dao, thớt trước khi sử dụng cho thực phẩm chín khác.
- Rửa tay thật sạch trước và sau khi nấu ăn, đặc biệt là sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Khi tay bạn bị nhiễm trùng hãy băng kỹ và kín vết nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
Theo Mạc Nhiên (Đời sống & Pháp luật)
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
Chả Hến thịt băm ngon tuyệt
Món chả hến thịt bằm chắc chắn sẽ đem lại cảm giác ngon miệng và hấp dẫn khi thưởng thức. Không chỉ ngon cơm, Chả hến thịt heo băm còn được các đấng mày râu ưa chuộng để nhậu với bia, rượu vô cùng hợp khẩu vị.
Hến là một thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, sắt rất tốt cho người thiếu máu. Trong khi đó lại ít chất béo, ít cholesterol và nhiêu axit omega 3 thích hợp cho những người bị bệnh tim mạch. Vì vậy, từ lâu hến đã được sử dụng phổ biến và có rất nhiều món ăn ngon từ hến.
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn món chả hến thịt bằm thơm ngon, hấp dẫn nhé!
Nguyên liệu:
- Thịt hến: 150g
- Thịt bằm: 100g
- Trứng gà: 2 quả
- Hành lá, tiêu, bột nêm, dầu ăn.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt hến rửa sạch, để ráo. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Cho các nguyên liệu thịt hến, thịt bằm, trứng và hành lá xắt nhỏ vào trong một cái tô lớn. Thêm chút bột nêm, tiêu trộn thật đều.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào chảo. Khi dầu ăn nóng già, dùng thìa xúc từng thìa hến cho vào chiên chín vàng 2 mặt.
Bước 3: Chả hến chín, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu cho bớt dầu ăn. Món này ăn nóng rất ngon mà lại rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vi chất rất tốt cho sức khoẻ.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với chả hến thịt bằm giòn thơm, bổ dưỡng cho gia đình!
Theo Chun Chun Mai (Khám phá)
Hến là một thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, sắt rất tốt cho người thiếu máu. Trong khi đó lại ít chất béo, ít cholesterol và nhiêu axit omega 3 thích hợp cho những người bị bệnh tim mạch. Vì vậy, từ lâu hến đã được sử dụng phổ biến và có rất nhiều món ăn ngon từ hến.
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn món chả hến thịt bằm thơm ngon, hấp dẫn nhé!
Nguyên liệu:
- Thịt hến: 150g
- Thịt bằm: 100g
- Trứng gà: 2 quả
- Hành lá, tiêu, bột nêm, dầu ăn.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt hến rửa sạch, để ráo. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Cho các nguyên liệu thịt hến, thịt bằm, trứng và hành lá xắt nhỏ vào trong một cái tô lớn. Thêm chút bột nêm, tiêu trộn thật đều.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào chảo. Khi dầu ăn nóng già, dùng thìa xúc từng thìa hến cho vào chiên chín vàng 2 mặt.
Bước 3: Chả hến chín, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu cho bớt dầu ăn. Món này ăn nóng rất ngon mà lại rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vi chất rất tốt cho sức khoẻ.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với chả hến thịt bằm giòn thơm, bổ dưỡng cho gia đình!
Theo Chun Chun Mai (Khám phá)
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015
Nên ăn hoa quả nào vào mùa hè?
Mùa hè là thời gian có nhiều loại trái cây nhất trong năm. Có những người cá biệt không ăn cơm chỉ thích ăn trái cây. Mặc dù hoa quả rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn loại hoa quả gì và ăn như thế nào thì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là một số lời khuyên.
Các loại quả nên ăn
Táo: Táo có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, trong đó hàm lượng sắt chiếm nhiều nhất. Vi chất sắt là nguồn nguyên lệu chủ yếu để tạo máu cho cơ thể, cực kì tốt cho sức khỏe bạn.
Dưa hấu: Mùa hè là mùa thích hợp nhất để ăn dưa hấu. Trong dưa hấu có chứa các vitamin A,B1,B2, C, các loại đường glucozo, saccarozo, axit malic, axit glutamic và arginine,… có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp,… Đặc biệt tốt cho những người mắc nhiệt miệng, ra nhiều mồ hôi, hay các bệnh viêm thận thiểu niệu, cao huyết áp.
Xoài: Xoài là loại trái cây cho thu hoạch vào mùa hè, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong xoài có chứa acid acradic và anacradiol, hai chất này được cho là có tác dụng chống trầm cảm. Ngoài ra xoài còn là nguồn cung cấp lượng đường rất cao (khoảng 12%), cũng như nhiều chất vitamin A, C, potassium, alcium, chất sắt và acid niacin.
Dâu tây: Trong dâu tây có chứa nhiều vitamin C, B cùng với hàm lượng lớn canxi, phốt pho và kali. Dâu tây được coi là vua của các loài hoa quả dùng để chữa bệnh bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Nếu đun nước lá dâu rồi để nguội ta sẽ được một loại nước làm se lỗ chân lông rất tốt, ngoài ra nó còn có thể dùng để điều trị các bệnh tiêu chảy, sốt, hay viêm loét miệng.
Quýt ngọt: Nước trong quýt ngọt có chứa các axit amin, vitamin, có tác dụng tốt cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người, ngoài ra còn có hiệu quả để làm trắng và một số tác dụng bảo vệ sức khỏe khác. Vỏ quýt cũng có chứa vitamin P, có thể dùng để ngăn ngừa cao huyết áp và tiêu đờm.
Kiwi: Kiwi là loại quả có chứa rất nhiều vitamin C, hàm lượng lớncác chất chống oxy hóa và serotonin, giúp bạn ngủ tốt hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, những người ăn hai quả kiwi 1h trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ rất nhiều.
Đu đủ: Các nghiên cứu cho thấy đu đủ ăn giúp làm sáng làn da và tốt cho xương khớp. Nửa quả đu đủ cung cấp đến 238 mg vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thường xuyên bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm, bạn có thể bổ sung đu đủ vào trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Nên ăn như thế nào?
Số lượng: Mỗi ngày 1 quả táo. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Với người trưởng thành mỗi ngày nên ăn 200-400 gam trái cây, tương đương với một quả táo hoặc quả lê. Mỗi ngày ăn 1-2 quả là hợp lý.
Sự đa dạng: Càng phong phú càng tốt. Đó là lời khuyên của Giáo sư Hà Kế Quốc, Viện phó Viện dinh dưỡng và khoa học thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc. Ăn trái cây cũng cần phải có sự đa dạng về các loại. Ví dụ như ăn 1 quả táo rồi sử dụng thêm 1 quả quýt nhỏ thì vừa có thể đảm bảo đủ lượng vừa có được sự đa dạng trong khẩu phần.
Thời gian: Con người thường có tâm lí thích ăn lúc nào thì ăn, song như vậy thì lại không tốt. Giáo sư Hà Kế Quốc cho rằng, với những người đang trong chế độ giảm cân hay những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp thì chỉ nên ăn hoa quả trước bữa ăn, như vậy có thể vừa bổ sung chất xơ và vi chất kali cho cơ thể mà lại vừa khống chế được lượng thực phẩm sử dụng trong bữa ăn.
Còn với những người bị suy dinh dưỡng và đường tiêu hóa không tốt thì nên ăn hoa quả sau bữa ăn, nếu ăn trước bữa ăn sẽ làm ảnh hưởng tới sự thèm ăn. Đặc biệt đáng lưu ý là vào buổi sáng khi chưa ăn gì thì không nên ăn quả táo mèo, quả hồng những quả có tính chua, chúng có thể gây ra sự khó chịu cho bạn.
Lựa chọn: Đầu tiên là nên chọn các lọa trái cây đúng mùa. Những loại này tốt hơn rất nhiều so với các loại quả trái mùa. Bởi để có thể tạo ra hoa quả trái mùa thì cần phải dùng các phương pháp khoa học nhân tạo hoặc sử dụng các loại chất hóa học khác có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Phạm Xuân Lộc (Đời sống & Pháp luật)
Dưới đây là một số lời khuyên.
Các loại quả nên ăn
Táo: Táo có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, trong đó hàm lượng sắt chiếm nhiều nhất. Vi chất sắt là nguồn nguyên lệu chủ yếu để tạo máu cho cơ thể, cực kì tốt cho sức khỏe bạn.
Dưa hấu: Mùa hè là mùa thích hợp nhất để ăn dưa hấu. Trong dưa hấu có chứa các vitamin A,B1,B2, C, các loại đường glucozo, saccarozo, axit malic, axit glutamic và arginine,… có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp,… Đặc biệt tốt cho những người mắc nhiệt miệng, ra nhiều mồ hôi, hay các bệnh viêm thận thiểu niệu, cao huyết áp.
Xoài: Xoài là loại trái cây cho thu hoạch vào mùa hè, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong xoài có chứa acid acradic và anacradiol, hai chất này được cho là có tác dụng chống trầm cảm. Ngoài ra xoài còn là nguồn cung cấp lượng đường rất cao (khoảng 12%), cũng như nhiều chất vitamin A, C, potassium, alcium, chất sắt và acid niacin.
Dâu tây: Trong dâu tây có chứa nhiều vitamin C, B cùng với hàm lượng lớn canxi, phốt pho và kali. Dâu tây được coi là vua của các loài hoa quả dùng để chữa bệnh bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Nếu đun nước lá dâu rồi để nguội ta sẽ được một loại nước làm se lỗ chân lông rất tốt, ngoài ra nó còn có thể dùng để điều trị các bệnh tiêu chảy, sốt, hay viêm loét miệng.
Quýt ngọt: Nước trong quýt ngọt có chứa các axit amin, vitamin, có tác dụng tốt cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người, ngoài ra còn có hiệu quả để làm trắng và một số tác dụng bảo vệ sức khỏe khác. Vỏ quýt cũng có chứa vitamin P, có thể dùng để ngăn ngừa cao huyết áp và tiêu đờm.
Kiwi: Kiwi là loại quả có chứa rất nhiều vitamin C, hàm lượng lớncác chất chống oxy hóa và serotonin, giúp bạn ngủ tốt hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, những người ăn hai quả kiwi 1h trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ rất nhiều.
Đu đủ: Các nghiên cứu cho thấy đu đủ ăn giúp làm sáng làn da và tốt cho xương khớp. Nửa quả đu đủ cung cấp đến 238 mg vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thường xuyên bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm, bạn có thể bổ sung đu đủ vào trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Nên ăn như thế nào?
Số lượng: Mỗi ngày 1 quả táo. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Với người trưởng thành mỗi ngày nên ăn 200-400 gam trái cây, tương đương với một quả táo hoặc quả lê. Mỗi ngày ăn 1-2 quả là hợp lý.
Sự đa dạng: Càng phong phú càng tốt. Đó là lời khuyên của Giáo sư Hà Kế Quốc, Viện phó Viện dinh dưỡng và khoa học thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc. Ăn trái cây cũng cần phải có sự đa dạng về các loại. Ví dụ như ăn 1 quả táo rồi sử dụng thêm 1 quả quýt nhỏ thì vừa có thể đảm bảo đủ lượng vừa có được sự đa dạng trong khẩu phần.
Thời gian: Con người thường có tâm lí thích ăn lúc nào thì ăn, song như vậy thì lại không tốt. Giáo sư Hà Kế Quốc cho rằng, với những người đang trong chế độ giảm cân hay những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp thì chỉ nên ăn hoa quả trước bữa ăn, như vậy có thể vừa bổ sung chất xơ và vi chất kali cho cơ thể mà lại vừa khống chế được lượng thực phẩm sử dụng trong bữa ăn.
Còn với những người bị suy dinh dưỡng và đường tiêu hóa không tốt thì nên ăn hoa quả sau bữa ăn, nếu ăn trước bữa ăn sẽ làm ảnh hưởng tới sự thèm ăn. Đặc biệt đáng lưu ý là vào buổi sáng khi chưa ăn gì thì không nên ăn quả táo mèo, quả hồng những quả có tính chua, chúng có thể gây ra sự khó chịu cho bạn.
Lựa chọn: Đầu tiên là nên chọn các lọa trái cây đúng mùa. Những loại này tốt hơn rất nhiều so với các loại quả trái mùa. Bởi để có thể tạo ra hoa quả trái mùa thì cần phải dùng các phương pháp khoa học nhân tạo hoặc sử dụng các loại chất hóa học khác có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Phạm Xuân Lộc (Đời sống & Pháp luật)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)