Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Tỏi đen dược liệu quý và hay trong chữa bệnh

Tỏi đen mang lại nhiều công dụng quý trong chữa bệnh

Ảnh: Tỏi đen 1 nhánh
Có nhiều cách làm tỏi đen và làm từ nhiều loại củ Tỏi khác nhau ở những vùng khác nhau nhưng loại Tỏi 1 nhánh hay còn gọi là Tỏi cô đơn làm tỏi đen là tốt nhất, sau khi lên men trong 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen (nên gọi là tỏi đen). Ăn từ một đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim...

Tỏi sau khi lên men sẽ chuyển sang màu đen. Ăn trực tiếp hoặc ngâm rượu tỏi đen để uống cho tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh hiệu quả. Ảnh: Leo's Black Garlic.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) cho biết từ xưa, dân gian đã dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà hiệu quả chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng, viêm, siêu vi... Đặc biệt ở Việt Nam có một loại tỏi mang tên là tỏi cô đơn hoặc tỏi một nhánh, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là loại thảo dược quý.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)...  Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa...

Theo bác sĩ Tấn Vũ, tỏi cô đơn chứa nhiều dược chất tốt nhưng lại có nhược điểm là mùi nồng khó chịu, do đó không phải ai cũng thích loại gia vị này. Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tìm cách khử mùi nhưng vẫn giữ những dược chất tốt của tỏi bằng cách lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà không cần sử dụng chất phụ gia.

Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.

"Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên", bác sĩ Vũ khuyên.

Cách sử dụng tỏi đen:

1. Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.

2. Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.

3. Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Theo vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét